"Góc khuất" đằng sau thiên đường làm việc Google
Làm việc tại Google, bạn sẽ được đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Nhưng nếu không biết sắp xếp, công việc sẽ chiếm toàn bộ cuộc sống của bạn.
- 17-12-201630% tỷ phú chưa tốt nghiệp đại học, vậy 70% còn lại học ở những trường nào?
- 12-12-2016Ứng viên trải qua quá trình phỏng vấn khốc liệt tại Apple tiết lộ "đề thi"
- 09-12-2016CV như thế nào giúp bạn lọt vào vòng phỏng vấn của Google?
Google là công ty công nghệ lớn hàng đầu thế giới và là một trong những nơi làm việc lý tưởng đáng mơ ước của rất nhiều người. Tại đây, những kỹ sư công nghệ xuất sắc nhất thế giới làm việc để tạo ra những công cụ internet phục vụ hàng triệu người trên thế giới. Họ làm việc, sinh hoạt và phát triển tại một “thiên đường”.
Đó là điều mọi người nghĩ, còn thực tế nhiều người từng làm việc tại Google chia sẻ trên mạng xã hội hỏi đáp Quora về môi trường làm việc không chỉ có màu hồng tại đây. Có thể những ý kiến của họ chưa chính xác hoàn toàn nhưng BusinessInsider đã xác nhận, thông tin này trùng khớp với nguồn tin riêng của họ.
Google đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản nhất của nhân viên.
“Bạn sẽ được đáp ứng mọi nhu cầu, nhưng công việc sẽ chiếm trọn cuộc sống của bạn”
Cựu kế quản lý Joe Cannnella chia sẻ về môi trường làm việc ở Google: "Bạn sẽ sử dụng phần lớn thời gian của cuộc sống tại Google: ăn thức ăn của Google cùng đồng nghiệp, mặc đồng phục, nói ngôn ngữ Google... Dần dần, nếu không chủ động sắp xếp thời gian, công việc tại Google chiếm trọn thời gian của bạn”.
Rất khó để trò chuyện với đồng nghiệp
Khi làm việc tại Google, bạn sẽ gặp khó khăn khi thảo luận với đồng nghiệp về bất cứ điều gì. Bởi mỗi người có một lãnh thổ riêng, họ hiếm khi quan tâm đến ý kiến của người khác, trừ phi người đó đặc biệt quan trọng.
Mỗi nhân viên tại Google có một lãnh thổ riêng
Mọi nhân viên đều thừa năng lực
“Google chỉ tuyển dụng những nhân tài về công nghệ. Yêu cầu tuyển dụng của họ rất gắt gao do thương hiệu, văn hóa công ty và những đãi ngộ hấp dẫn. Nhưng điều tệ nhất khi làm việc tại đây là chuyên môn nghiệp vụ của nhiều người thường cao hơn nhiều so với công việc thực tế”, một cựu nhân viên Google than thở.
Quản lý cấp trung là vị trí nhiều áp lực nhất
Những người quản lý ở Google thể hiện rất rõ quyền hành quản lý hoạt động và tuyển dụng nhân sự tại Google. Họ hiểu những việc cần làm để quản lý đội nhóm theo hệ thống và thúc đẩy tiến trình công việc. Để tạo động lực cho người khác, người quản lý phải là người có uy tín và sức ảnh hưởng rất lớn đến các thành viên trong đội nhóm.
Có thể bạn sẽ được Google tuyển dụng bởi một sai lầm nào đó
Sự nhầm lẫn khi tuyển dụng
Một cựu nhân viên Google giấu tên đã chia sẻ câu chuyện tuyển dụng hi hữu của anh tại Google: "Tôi ứng tuyển vào vị trí quản lý. Cùng thời điểm đó, một nhân viên khác cùng trúng tuyển vào Google. Bộ phận nhân sự đã nhầm lẫn tên và vị trí làm việc. Họ đặt tôi ở vị trí làm việc rất thấp và khác xa với vị trí ứng tuyển của tôi. Rõ ràng, bộ phận nhân sự đã làm việc thiếu hiệu quả”.
Chẳng ai quan tâm nếu kết quả công việc của bạn không đo lường được
Hiệu quả làm việc của nhân viên Google không được tính vào thời gian hay công sức bạn đã bỏ ra vì nó. Bất kỳ sự cải tiến nào không dựa trên những tiêu chuẩn “cứng” đều không được công nhân. Tính khả dụng? Số bug lỗi? Sẽ chẳng ai quan tâm nếu hiệu quả của bạn không thể đo lường.
Các dự án có thể bị hủy tùy tiện
“Điều tệ nhất với tôi khi làm việc tại Google là các dự án có thể bị hủy bỏ một cách tùy ý. Những người thực hiện dự án có thể cảm thấy bị xúc phạm vì những công sức họ bỏ ra dễ dàng bị lãng phí”, một người dùng giấu tên chia sẻ.
Các quản lý thông minh, nhưng là ác mộng của nhân viên
Nhiều người được tiến cử làm quản lý không phải vì họ có khả năng lãnh đạo mà bởi “thông minh đột xuất” hoặc không còn con đường phát triển nào khác. Vì thế, một số cá nhân rất thông minh nhưng là ác mộng đối với nhân viên.
Những quản lý "ác mông" của nhân viên Google
Lựa chọn tuyển dụng của Google không đa dạng
Những nhân viên của Google thường xuất thân từ cùng một trường đại học, cùng thế giới, cùng sở thích. Rất ít trong số họ là người thú vị. Trong 3 năm làm việc tại Google, người dùng giấu tên đã gặp 3 trường hợp như thế.
Không được phát huy hết năng lực
Cựu kỹ sư phần mềm John L.Miller của Google nói rằng, điều tệ nhất khi làm việc tại công ty khổng lồ này là cảm giác không phát huy hết năng lực. Với kinh nghiệm 25 năm làm lập trình viên, quản lý, kiến trúc sư, tôi chỉ làm những việc tương đương với năng lực của một người có kinh nghiệm 2 năm.
Google hứa hẹn quá nhiều trong quá trình tuyển dụng
“Nếu bạn đang trong quá trình thương lượng để làm việc tại Google, hãy cố gắng sao cho có lợi nhất và đảm bảo mọi quyết định được xác nhận bằng văn bản. Gôgle thường đưa ra những điều kiện hấp dẫn khi tuyển dụng nhưng sau đó phớt lờ khi bạn đã chấp nhận làm việc”, một nhân viên từng được Google hứa hẹn nhiều lần cho biết.
Đừng tin quảng cáo
Người sáng tạo ra Chrome – Jefff Nelson khẳng định: “Phần lớn những điều bạn nghe nói về Google thường là sự thổi phồng, do chính Google tạo nên. Bởi những điều này giúp ích cho danh tiếng của công ty”. Điều này được coi là băn hóa "Googley" - một cách để quảng bá và khiến môi trường làm việc tại công ty này trở thành niềm mơ ước. Thực tế, nhiều kỹ sư mới đến Google đáng nhận được nhiều sự ngưỡng mộ hơn.
Không gian làm việc quá chật chội
Nhân viên thiết kế sản phẩm Anne K. Halsall tiết lộ rằng: “Nếu bạn phải làm việc ở trụ sở chính của Google, không gian làm việc sẽ rất chật hẹp. Không khó để thấy hình ảnh 3 – 4 nhân viên cùng làm việc trên một chiếc bàn nhỏ hoặc ngồi chung phòng với quản lý. Hầu hết không gian được dành làm khu ăn uống, giải trí, tọa đàm… Rất khó tìm thấy một không gian yên tĩnh để suy nghĩ”.