MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Góc khuất sau sự thịnh vượng của gia tộc BMW: Liên hệ mật thiết với Phát xít Đức và vụ ‘lừa tình lừa tiền’ vị tỷ phú khiến châu Âu náo loạn một thời

29-08-2020 - 09:08 AM | Tài chính quốc tế

Nhà Quandt là gia tộc giàu nhất nước Đức với tài sản gần 40 tỷ USD, nhưng họ lại cực kỳ kín tiếng và rất hiếm khi thực hiện phỏng vấn. Một số ý kiến nhận định rằng, việc họ giữ cho cuộc sống riêng tư một phần là bởi thế hệ đầu tiên của gia tộc đã tạo dựng sự giàu có nhờ hợp tác với Đức Quốc xã và sau một vụ tống tiền được coi là "chương đen tối" của nhà Quandt.

Góc khuất sau sự thịnh vượng của gia tộc BMW: Liên hệ mật thiết với Phát xít Đức và vụ ‘lừa tình lừa tiền’ vị tỷ phú khiến châu Âu náo loạn một thời - Ảnh 1.

"Sự khởi nguồn" của BMW là ông Gunther Quandt – sinh ra trong một gia đình làm nghề may mặc. Ông đã trở nên giàu có sau khi Thế chiến I kết thúc nhờ bán đồng phục cho quân đội Đức. Việc làm ăn thuận lợi, sau chiến tranh, ông đã mua lại các công ty sắp phá sản do khủng hoảng kinh tế, lạm phát và "lấn sân" sang những ngành sản xuất khác.

Lĩnh vực được Gunther tập trung mạnh nhất là sản xuất pin. Hợp tác với Đức Quốc xã, ông là nhà cung cấp pin, ắc quy cho các phương tiện, thiết bị quân sự như tàu ngầm và tên lửa tầm xa. Khi đó, Gunther là một trong những "ông trùm" buôn vũ khí lớn nhất nước Đức. Năm 1943, công ty của gia đình ông đã thành lập trại tập trung bên cạnh nhà máy sản xuất pin và bắt nhiều tù nhân trong đó làm nô lệ, họ chủ yếu là người Do Thái, tù binh chiến tranh và lao động cưỡng bức tức Pháp và Séc (khi đó là Tiệp Khắc).

Những điều đen tối diễn ra ở nơi này đã bị tiết lộ trong một bộ phim tài liệu lịch sử "The Silence of the Quandt" ra mắt vào năm 2008. Tại trại tập trung, các nhân chứng kể lại rằng, tù nhân liên tục phải tiếp xúc với kim loại nặng khi không có quần áo bảo hộ và không được uống nước. Một điều kinh khủng hơn nữa là Gunther dự tính cần thêm 80 tù nhân mỗi tháng mới có thể "làm bù" cho những người sẽ chết tại đó, trong khi đã sử dụng tới 50.000 người. 

Góc khuất sau sự thịnh vượng của gia tộc BMW: Liên hệ mật thiết với Phát xít Đức và vụ ‘lừa tình lừa tiền’ vị tỷ phú khiến châu Âu náo loạn một thời - Ảnh 2.

Thế chiến II kết thúc và Đức Quốc xã sụp đổ, công ty của Gunther lại may mắn không nằm trong số những doanh nghiệp bị truy tố vì hợp tác với Phát xít. Nguyên nhân là bởi chính quyền Đức khi đó muốn hoạt động sản xuất nhanh chóng được khôi phục bằng cách tận dụng một số hoạt động đã có sẵn.

Gunther Quandt qua đời năm 1954. Theo đó, quyền điều hành các công ty và tài sản của ông được chia đều cho hai người con trai là Herbert và Harald Quandt. Herbert quản lý doanh nghiệp dệt may, hóa chất, điện và ô tô, còn Harald phụ trách mảng sản xuất máy móc và kim loại.

Góc khuất sau sự thịnh vượng của gia tộc BMW: Liên hệ mật thiết với Phát xít Đức và vụ ‘lừa tình lừa tiền’ vị tỷ phú khiến châu Âu náo loạn một thời - Ảnh 3.

BMW là tên viết tắt của "Bayerische Motoren Werke", ra đời năm 1916. Sản phẩm đầu tiên của công ty này là động cơ máy bay có tên BMW IIIa . Sau Thế chiến I, BMW tập trung sản xuất động cơ xe máy, thiết bị làm nông, đồ gia dụng và phanh trên đường ray. Ở thời điểm đó, BMW là một trong những nhà sản xuất ô tô gặp nhiều khó khăn nhất ở Đức. Mảng kinh doanh của họ liên tiếp thua lỗ và dự định sẽ "bán mình" cho Daimler-Benz – sở hữu thương hiệu Mercedes.

Herbert khi đó đã gần như chấp nhận việc bán lại BMW cho công ty đối thủ. Dẫu vậy, nhiều người trong công đoàn và những công nhân làm việc lâu năm cho BMW là lý do khiến ông thay đổi quyết định. Bất chấp việc các cố vấn tài chính cảnh báo về rủi ro lớn, ông vẫn nâng tỷ lệ sở hữu trong BMW lên 50% để vụ sáp nhập không thể xảy ra.

Góc khuất sau sự thịnh vượng của gia tộc BMW: Liên hệ mật thiết với Phát xít Đức và vụ ‘lừa tình lừa tiền’ vị tỷ phú khiến châu Âu náo loạn một thời - Ảnh 4.

Thời điểm khó khăn qua đi, thương hiệu xe hơi này đã "đi lên như diều gặp gió". Họ bắt tay vào sản xuất những mẫu xe mới đưa ra thị trường. Dòng xe đã vực dậy BMW chính là BMW 1500 – ra mắt lần đầu tiên tại Frankfurt, với những đặc điểm không kém cạnh gì những mẫu xe sang nhưng vẫn được sản xuất hàng loạt. Sau đó, BMW 1800 được ra đời vào năm 1963, với nhiều cải tiến so với dòng xe tiền nhiệm, giúp BMW tiếp tục có được một "bệ đỡ" quan trọng để trở thành một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới.

Kết hôn 3 lần và có 6 người con, ông Herbert đã để lại tài sản cho người vợ thứ 3 – bà Johanna, khi qua đời vào năm 1982. Năm 1997, bà Johanna quyết định từ nhiệm và trao quyền điều hành cho hai người con chính là thế hệ kế thừa hiện tại – Susanne Quandt (sau này đổi họ thành Klatten) và Stefant Quandt. Hai chị em nhà Quandt là đại diện gia đình trong hội đồng giám sát công ty.

Dù không nằm trong ban giám đốc, nhưng nhà Quandt vẫn nắm giữ quyền kiểm soát lớn trong BMW. Bà Susanne nắm giữ 19,2% cổ phần và ông Stefan cũng nắm giữ 25,8% - là cổ đông lớn nhất của công ty. 

Góc khuất sau sự thịnh vượng của gia tộc BMW: Liên hệ mật thiết với Phát xít Đức và vụ ‘lừa tình lừa tiền’ vị tỷ phú khiến châu Âu náo loạn một thời - Ảnh 5.

Giàu có, không xuất hiện nhiều trước báo giới là những điểm đặc biệt khi người ta nhắc đến gia đình nhà Quandt. Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến, việc hai chị em đứng sau tập đoàn BMW lựa chọn cuộc sống như vậy một phần là bởi vụ việc "lừa tình lừa tiền" khiến cả châu Âu bàng hoàng cách đây hơn 10 năm. 

Vào ngày 9/3 năm 2009, một người đàn ông Thụy Sĩ đã ra hầu tòa ở Munchen vì những cáo buộc quyến rũ, lừa đảo và có âm mưu tống tiền bà Susanne Klatten. Ông này là Helg Sgarbi (khi đó 44 tuổi), có thẻ phải đối mặt với án phạt 15 năm tù, nếu bị kết tội lạm dụng bà Klatten và 6 phụ nữ khác. Các công tố viên cho biết, Sgarbi đã đe dọa tống tiền rất nhiều phụ nữ giàu ở châu Âu, thậm chí có cả một nữ bá tước lớn hơn ông ta 50 tuổi.

Những âm mưu lừa tình, lừa tiền của Sgarbi dần bị bại lộ khi ông này quay lại cảnh nhạy cảm với bà Klatten tại một khách sạn, sau đó dọa sẽ gửi đoạn video đến ban giám đốc BMW và chồng của bà nếu không giao 49 triệu euro. Dù việc này ảnh hưởng lớn đến danh dự của bà, nhưng Klatten vẫn trình báo với cảnh sát và tên này nhanh chóng bị bắt giữ.

Trước đó, năm 1990 bà và ông Jan Klatten đã tổ chức một đám cưới giản dị, trong khi ông không hề biết bà Sussane sở hữu tới 12,5% cổ phần trong BMW. Họ sống cùng nhau ở Munich và có 3 người con. Trong khi đó, bà Sussane gặp Sgarbi vào năm 2006 tại một quán bar. Gã này có vẻ ngoài rất lịch thiệp và ưa nhìn, với đôi mắt xanh, tóc vâng và cách nói chuyện rất "duyên", cực kỳ thu hút người khác giới. Bởi vậy, bà Susanne cũng không thể cưỡng lại.

Tuy nhiên, vụ việc không chỉ đơn giản là "đe dọa – tống tiền", Susanne không phải là nạn nhân của tên "ma cô" bình thường, bởi đây lại là âm mưu trả thù của con trai một người Do Thái. Trong cuộc thẩm vấn của cảnh sát, Sgarbi cho biết, hắn ủ mưu trả thù vì những tội ác của nhà Quandt trước đây từng gây ra trong Thế chiến II, khiến cha hắn qua đời. Được biết, cha của Sgarbi là một người Ba Lan gốc Do Thái bị bắt làm công nhân nô lệ trong xưởng của BMW sản xuất phương tiện chiến tranh cho Đức Quốc xã. Bởi vậy, y muốn nhắm đến hậu duệ của những người đã khiến cha mình phải khổ sở.

Góc khuất sau sự thịnh vượng của gia tộc BMW: Liên hệ mật thiết với Phát xít Đức và vụ ‘lừa tình lừa tiền’ vị tỷ phú khiến châu Âu náo loạn một thời - Ảnh 6.

Thông đồng với Sgarbi là Erano Barretta – ông chủ điền trang Valle Grande. Gã này đã nhiều lần đặt máy quay lén để ghi lại những khoảnh khắc nhạy của của bà Sussanne và Sgarbi. Sau khi âm mưu của Sgarbi bị lật tẩy, kẻ "cộng sự" cũng không thể chạy thoát. Cảnh sát đã tìm thấy trong tầng hầm của khu điền trang Valle Grande 1,6 triệu euro, số tiền còn lại lấy được từ những phụ nữ giàu có khác được cho là đã sử dụng để mua 10 chiếc siêu xe và chúng tiêu xài để sống một cuộc sống xa hoa. Tuy nhiên, những đoạn video, tấm ảnh mà 2 gã này sử dụng để tống tiền những nạn nhân khác lại không được tìm thấy.

Vụ bắt cóc nhằm trả thù cho những tội ác của quá khứ là một chương đen tối của tập đoàn BMW. Đây là một câu chuyện không chỉ bà Sussane mà cả những hậu duệ khác của nhà Quandt đều không muốn nhắc lại.

Góc khuất sau sự thịnh vượng của gia tộc BMW: Liên hệ mật thiết với Phát xít Đức và vụ ‘lừa tình lừa tiền’ vị tỷ phú khiến châu Âu náo loạn một thời - Ảnh 7.

Hiện tại, bà Susanne đang sở hữu khối tài sản trị giá 23,3 tỷ USD, nhờ nắm giữ cổ phần trong BMW, công ty khai thác năng lượng gió Nordex, công ty sản xuất than và chì SGL Group và là chủ tịch của Altana. Trong khi đó, ông Stefan ngoài nắm giữ cổ phần trong BMW, ông còn là cổ đông của công ty dược phẩm Heel, công ty an ninh công nghệ Entrust Datacard và công ty logistics Logwin, nắm giữ khối tài sản trị giá 17,2 tỷ USD.

Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi hồi vào năm ngoái với tờ báo của Đức – Manager Magazin, bà Klatten giãi bày: "Nhiều người cho rằng cuộc sống của chúng tôi chỉ là hưởng thụ trên một chiếc du thuyền ở Địa Trung Hải. Là một người bảo vệ khối tài sản, cuộc sống cá nhân cũng có những điều không tốt đẹp."

Hai tỷ phú thừa kế cho biết rằng họ rất thoải mái với vai trò mình đang chịu trách nhiệm, nhưng ban đầu họ phải rất chật vật với việc đảm nhận những vị trí cấp cao khi còn trẻ. Stefan nói rằng ông được trao vị trí đầu tiên ở ghế hội đồng quản trị khi mới chỉ 30 tuổi. Vị tỷ phú chia sẻ, khi đó ông muốn được làm việc trong vài năm với vị trí là một nhà quản lý sản phẩm "đơn giản" tại một công ty nào đó hoặc theo học ngành kiến trúc.

Góc khuất sau sự thịnh vượng của gia tộc BMW: Liên hệ mật thiết với Phát xít Đức và vụ ‘lừa tình lừa tiền’ vị tỷ phú khiến châu Âu náo loạn một thời - Ảnh 8.

Stefan cho biết thêm: "Xuất phát điểm của tôi chưa bao giờ là: tôi đến đây và thể hiện cho mọi người thấy mọi thứ đã được hoàn thiện như thế nào. Thay vào đó, tôi luôn trăn trở bởi câu hỏi liên quan đến sự hoài nghi về bản thân."

Trả lời phỏng vấn của Manager Magazin, bà Klatten cho biết việc phân phối lại tài sản không có tác dụng. Hơn nữa, một xã hội công bằng sẽ cho phép mọi người tìm kiếm cơ hội theo khả năng của mình. Bà nói: "Tiềm năng của chúng tôi đến từ chính vai trò là người thừa kế. Chúng tôi vẫn đang phát triển và nỗ lực làm việc từng ngày!"

Thiết kế: Hoài Linh - Bài: Lục Lam

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên