Góc nhìn tích cực từ hiện tượng tăng giá của vật liệu xây dựng
"Do đặc thù của nền kinh tế tăng trưởng cao và tầng lớp trung lưu mới nổi tăng nhanh, cũng như các quốc giá lân cận, chúng ta bị ảnh hưởng mạnh trước hành vi tiêu dùng chi phối bởi thương hiệu, xuất xứ không hợp lý. Ví dụ như thị trường hàng hiệu Trung Quốc mấy năm qua hay Việt Nam hiện nay...".
Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao, mất ổn định chuỗi cung ứng đã tác động không ít lên giá cá mặt hàng nói chung và VLXD nói riêng.
Việt Nam nằm trong Top thế giới về sản xuất, xuất khẩu vật liệu ốp lá t
Nằm trong thị trường lớn hơn là bất động sản và có mối liên hệ với nhiều ngành nghề, sự tăng giá của VLXD theo đó ảnh hưởng đến nhiều thị trường liên quan, bao gồm xây dựng, nội thất và thiết kế công trình.
“ Do đặc thù của nền kinh tế tăng trưởng cao và tầng lớp trung lưu mới nổi tăng nhanh, cũng như các quốc giá lân cận, chúng t a bị ảnh hưởng mạnh trước hành vi tiêu dùng chi phối bởi thương hiệu, xuất xứ không hợp lý. Ví dụ như thị trường hàng hiệu Trung Quốc mấy năm qua hay Việt Nam hiện nay .
Và hôm nay, n hờ những yếu tố lạm phát, giá cả tăng cao, các nhà thiết kế, thi công, chủ đầu tư sẽ tập trung vào quan tâm đến giá trị thực của sản phẩm nhiều hơn ”, chia sẻ bởi ông Trần Tuấn Đại – Phó Chủ tịch AMY GRUPO – tại sự kiện mới đây.
Được biết, AMY GRUPO hoạt động trong lĩnh vực sản xuất VLXD. Công ty đang xuất khẩu sản phẩm gạch ốp lát và sàn gỗ SPC sang 23 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có Anh, Ý, Đức, Pháp… tại châu Âu, Úc, Mỹ, Hàn và các nước Nam Mỹ.
Tại những thị trường đó giá bán của sản phẩm Công ty tương đương giá bán của các sản phẩm nước sở tại và sản phẩm Tây Ban Nha, Đức. Tuy nhiên, vì yếu tố thương hiệu và xuất xứ người Việt còn tâm lý sính ngoại và chúng ta mua gạch Tây Ban Nha hay sàn gỗ thương hiệu Đức, Thụy Điển ở Việt Nam với giá bán cao hơn vài lần, ông chia sẻ thêm.
Ngoài những yếu tố khó khăn, thì đây cũng là tác động tích cực. Bằng chứng là nhiều tập đoàn bất động sản và nhà thầu Việt nhận thấy Việt Nam nằm trong Top thế giới các quốc gia sản xuất, xuất khẩu vật liệu ốp lát đã chỉ định những sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam trong các công trình dự án để buộc thay thế hàng nhập khẩu không cần thiết.
Điều này đã tạo ra xu hướng tìm kiếm, sử dụng VLXD nội thay thế hàng nhập khẩu. Đồng thời cũng tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất để sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng xu hướng này, đây là điểm rất tích cực và có hiệu quả kinh tế cao.
Theo đó, Công ty năm 2023 sẽ lên kế hoạch cấu trúc, tổ chức sản xuất kinh doanh, số hóa, tự động hóa; tập trung R&D công nghệ cũng như tham gia vào các thị trường mới khó tính để kiểm nghiệm năng lực cạnh tranh.
Giá hàng hóa , VLXD tăng còn mở ra cơ hội cho thị trường kiến trúc
Riêng thị trường kiến trúc hiện nay tại Việt Nam, ông Đại cho biết quá trình xây dựng các công trình nói chung và nhà ở nói riêng ở Việt Nam đang diễn ra sự thay đổi theo hướng chuyển sang một giai đoạn mới tích cực và chuyên nghiệp hơn. Tác động bởi 2 yếu tố:
Một , là do sự phát triển kinh tế xã hội, với tầng lớp trung lưu khá giả tăng nhanh. Đặc trưng là những người hiểu biết rộng, kinh tế khá giả, cuộc sống có nhiều trải nghiệm phong phú, có nhu cầu cao về điều kiện sống với phong cách, sự tiện nghi và hiện đại.
Hai , là ở xã hội Việt Nam đang có sự dịch chuyển thế hệ từ những người trưởng thành có xuất thân từ tuổi thơ nghèo khó của lịch sử, có nhiều vốn sống truyền thống với các kĩ năng đa dạng do tuổi thơ làm việc từ nhỏ cùng cha mẹ, họ muốn làm đa dạng các công việc quan trọng trong cuộc sống, bao gồm cả việc tự làm nhà với các dịch vụ thuê ngoài đơn lẻ. Vì vậy sự ảnh hưởng của các nhà tư vấn chuyên nghiệp như thiết kế khó có tác động toàn diện.
Tuy nhiên, nhóm người trưởng thành mới, được chăm sóc và tập trung vào việc học tập, khi họ trưởng thành, họ chú ý hơn đến các dịch vụ chuyên nghiệp. Chính vì vậy họ muốn mua các dịch vụ trọn gói để đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của mình trong đó rất coi trọng dịch vụ thiết kế, thi công chuyên nghiệp.
Với hai đặc trưng trên, thị trường thiết kế Việt Nam phát triển sôi động, nhu cầu tăng cao được cộng hưởng bởi nền kinh tế phát triển nhanh dựa trên nền tảng hạ tầng dân cư thấp, cần được chuyển đổi tương xứng với điều kiện kinh tế xã hội.
Cũng đánh giá về xu hướng chuộng phong cách Âu Mỹ, ông cho rằng với một thị trường năng động và nhu cầu tăng trưởng, việc tiếp thu những tiến bộ của các nước phát triển là tất yếu. Tuy nhiên việc tiếp thu cần được sàng lọc mang tính khoa học để những tiến bộ được ứng dụng đáp ứng nhu cầu người dân.
“Kiến trúc và nội thất được chi phối mạnh mẽ bởi địa lý khí hậu, phong tục truyền thống, văn hóa lịch sử. Đây chính là chất liệu của s á ng tạo để tiếp thu cái hay có cộng hưởng tạo nên những công trình có chất lượng cao, có bản sắc, phù hợp với nhu cầu ”, ông Đại nói.
Đại diện cũng nhấn mạnh, xã hội nói chung và các bạn trẻ nói riêng đặc biệt quan tâm đến thiết kế trong mọi lĩnh vực để tạo ra giá trị hoãn mỹ. Ngành kiến trúc, nội thất cũng thu hút nguồn nhân lực tham gia mạnh, đồng thời những trường khoa đào tạo cũng được đầu tư chuyên sâu hơn. Vì vậy nguồn nhân lực thiết kế kiến trúc, nội thất tại Việt Nam đang có sự hội nhập của các nhận sự chuyên nghiệp trên thế giới, cùng với lực lượng trong nước đã dần đáp ứng được nhu cầu mạnh mẽ của người Việt.
Nhịp sống thị trường