Gói hỗ trợ lớn có tác động như thế nào tới TTCK trong đại dịch Covid-19?
Gói hỗ trợ trị giá gần 350.000 tỷ đồng được Chính phủ trình lên Quốc hội gồm 5 nhóm giải pháp chủ yếu với quy mô dự kiến thực hiện từ 2022–2023.
- 06-01-2022Reuters: VinFast lên kế hoạch xây dựng 'siêu nhà máy' sản xuất pin xe điện tại cả Mỹ và Đức
- 06-01-2022Việt Nam vượt Trung Quốc, trở thành cơ sở sản xuất chính cho Nike
- 04-01-2022Dự án Luật sửa đổi, bổ sung có tác động lớn đến kinh tế - xã hội đang cần Quốc hội xem xét gồm những luật nào?
Theo nghiên cứu của ASEAN SECURITIES về tác động của dịch Covid-19 đến các nhóm ngành năm 2020, Covid-19 có tác động tiêu cực đến TTCK . Nhóm nghiên cứu nhận định: "Triển vọng ngành chứng khoán được đánh giá ở mức trung lập trong trung và dài hạn, do cạnh tranh gay gắt giữa các công ty chứng khoán nội và các công ty chứng khoán ngoại, vượt trội về quy mô và tiềm lực tài chính, trong bối cảnh thị trường chứng khoán tiếp tục diễn biến khó lường".
Trên thực tế, chuyên gia Stephen Innes của trung tâm nghiên cứu tài chính AxiTrader cho biết, sự lan rộng của đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến thị trường và tâm lý của các nhà đầu tư khiến cho chứng khoán toàn cầu giảm điểm.
Vào tháng 11/2021, khi biến chủng mới Omicron xuất hiện, thị trường chứng khoán châu Âu và châu Á cùng nhau lao dốc. Cùng đợt xuất hiện biến chủng mới, TTCK Việt Nam được 2 chuyên gia là ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) và ông Lê Quang Minh – Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam nhận định rằng: Biến chủng Omicron sẽ khiến cho VN-index đi theo mô hình giảm sâu rồi nhanh chóng tăng mạnh (mô hình chữ V).
Đứng trước sự suy giảm nghiêm trọng, một số nước lớn trên thế giới cũng đã tung ra gói kích cầu lớn vào thị trường để giảm bớt tác động tiêu cực do Covid-19 gây ra. Điển hình, Hạ viện Mỹ đã chính thức thông qua và tung gói kích cầu nền kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD do Tổng thống Joe Biden đề xuất vào tháng 3/2021. Tờ Barron’s chia sẻ quan điểm rằng TTCK sẵn sàng thắng lớn trong chiến dịch gói kích cầu mới.
Financial Times ghi nhận vào thời điểm này, chỉ số chứng khoán Mỹ thuận lợi tăng mạnh kéo dài trong vài tháng. Trong đó chỉ số của ngành công nghệ lại giảm mạnh, một số ngành như ngân hàng hay các công ty năng lượng dẫn đầu, thống trị trên các sàn từ New York đến London.
Năm 2020, Anh quyết định tung gói kích cầu trị giá 5 tỷ bảng Anh (6,15 tỷ USD) nhằm khôi phục kinh tế, điều này đã tác động tới giá cổ phiếu ở nhiều ngành khác khau. Theo báo Reuters thì giá cổ phiếu của ngành năng lượng tăng 7%, cổ phiếu của các công ty dầu mỏ tăng mạnh nhất. Các cổ phiếu blue-chip tăng gần 33% từ mức thấp kỷ lục năm 2020 đến khi nền kinh tế có dấu hiệu cải thiện do chính phủ tung gói cứu trợ.
Một số nước ở Đông Nam Á cũng đã tung gói kích cầu lớn hồi năm 2020. Theo báo Reuters, Indonesia tung gói kích cầu trị giá hàng tỷ USD và khiến cho chứng khoán Indonesia lao dốc vào đợt tháng 6, cổ phiếu của các ngân hàng giảm mạnh. Ở Philippines, gói cứu trợ 26,08 tỷ USD được Hạ viện thông qua cũng khiến cho chỉ số chứng khoán giảm khoảng 2%, giống như Indonesia cổ phiếu của các ngân hàng cũng giảm mạnh.
Gói hỗ trợ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay lên tới gần 350.000 tỷ đồng được Chính phủ trình lên Quốc hội trong kỳ họp bất thường lần thứ nhất vào ngày 4/1. Gói hỗ trợ gồm có hỗ trợ tài khoá (291.000 tỷ đồng), hỗ trợ tiền tệ (46.000 tỷ đồng) và hỗ trợ qua các quỹ khác (10.000 tỷ đồng).