Goldman Sachs: Giá hàng hóa có thể tăng 43% - trở thành tài sản tốt nhất năm 2023
Ngân hàng dự báo nguyên liệu thô sẽ là tài sản hoạt động tốt nhất và sẽ tăng mạnh vào năm tới do nguồn cung thiếu hụt.
- 15-12-2022Quốc gia nghèo khó ở Nam Mỹ đổi đời nhờ dầu mỏ: 11 tỷ thùng dầu bị ông lớn Mỹ nhanh tay ‘hốt trọn’, vẫn còn 25 tỷ thùng khác chờ ‘người đến sau’
- 14-12-2022Hậu áp giá trần: Vừa bán dầu "đại hạ giá", Nga đưa thêm đề nghị hấp dẫn níu chân những vị khách tiềm năng cuối cùng
- 12-12-2022Chưa kịp mừng vì bán dầu trên mức giá trần, Nga bất ngờ ngậm 'trái đắng' từ lệnh trừng phạt của châu Âu
Ảnh minh họa
Theo phân tích của Ngân hàng Goldman Sachs, hàng hóa sẽ một lần nữa trở thành tài sản hoạt động tốt nhất trong năm 2023 và mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu từ đến 40%. Ngân hàng Phố Wall cho biết trong khi quý đầu tiên của năm 2023 có thể còn gập ghềnh do nền kinh tế còn suy yếu nhưng sự khan hiếm nhiên liệu thô từ dầu mỏ đến khí đốt tự nhiên và kim loại sẽ thúc đẩy giá cả sau đó.
Goldman dự đoán về một siêu chu kỳ hàng hóa kéo dài nhiều năm vào cuối năm 2020. Họ vẫn giữ nguyên quan điểm đó ngay cả khi giá năng lượng giảm trong những tháng gần đây do các biện pháp hạn chế Covid-19 của Trung Quốc và suy thoái kinh tế toàn cầu kìm hãm nhu cầu.
Nhà phân tích Jeff Currie và Samantha Dart cho biết: “Mặc dù giá nhiều loại hàng hóa đã tăng gần gấp đôi so với cùng kì năm 2021 vào tháng 5 nhưng vốn đầu tư trên toàn bộ tổ hợp hàng hóa đã gây thất vọng. Ngay cả khi đầu năm nay mức giá cao bất thường cũng không thể tạo ra đủ dòng vốn chảy vào.”
Ngân hàng kỳ vọng Chỉ số S&P GSCI Total Return - thước đo hàng đầu về biến động giá cả hàng hóa sẽ tăng 43% vào năm 2023. Goldman không phải là người duy nhất trong số các nhà phân tích và nhà đầu tư lạc quan về hàng hóa. Nhiều người cho rằng việc thiếu thăm dò các mỏ dầu mới và đầu tư vào các mỏ đã dẫn đến trữ lượng dự trữ cạn kiệt và thị trường thắt chặt.
Diễn biến chủ số S&P GSCI trong năm vừa qua. Nguồn: S&P
Theo dữ liệu sơ bộ từ Bridge Alternative Investments, 15 quỹ phòng hộ tập trung vào hàng hóa hàng đầu đã tăng tài sản của họ thêm 50% trong năm nay lên 20,7 tỷ USD.
Các nhà phân tích của Goldman cho biết: “Nếu không có đủ vốn đầu tư để tạo ra khả năng cung ứng dự phòng, hàng hóa sẽ vẫn bị mắc kẹt trong tình trạng thiếu hụt trong thời gian dài, với giá cao hơn và dễ biến động hơn”.
Ngân hàng dự báo rằng dầu thô Brent sẽ tăng lên 105 USD/thùng trong quý 4 năm 2023, tăng từ mức 82 USD/thùng hiện tại. Đồng cũng sẽ tăng lên mức 10.050 USD/tấn so với 8.400 USD/tấn vào năm nay trong khi giá khí tự nhiên hóa lỏng LNG chuẩn châu Á tăng từ 33 USD/mBtu lên 53,10 USD/mBTU.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cũng bày tỏ sự hoài nghi, cho rằng các nền kinh tế quá mong manh để hàng hóa có thể tăng giá nhiều hơn nữa.
Các nhà phân tích của Citigroup được dẫn đầu bởi Ed Morse cho biết: “Tình thế có thể đang thay đổi. Khả năng suy thoái toàn cầu đặt ra mối đe dọa đối với một loại tài sản đã trải qua thời kỳ phục hưng trong hai năm qua.”
Theo Bloomberg
Nhịp sống thị trường