MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Google 28/2 vinh danh Trịnh Công Sơn: "Nhạc sĩ được yêu mến nhất tại Việt Nam"

28-02-2019 - 14:41 PM | Sống

Cố nhạc sĩ nổi tiếng với những khúc ca trữ tình, thấm đượm triết lý nhân văn, hồn hậu là người Việt Nam đầu tiên xuất hiện trên trang chủ tìm kiếm của "gã khổng lồ" Google.

Hôm nay 28/2/2019, trang chủ Google thiết kế hình ảnh Doodle để kỷ niệm 80 năm ngày sinh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bên cây đàn guirta quen thuộc.

 Google 28/2 vinh danh Trịnh Công Sơn: Nhạc sĩ được yêu mến nhất tại Việt Nam - Ảnh 1.

Hình ảnh Google Doodle trên trang chủ ngày hôm nay 28/2. Ảnh chụp màn hình.

Theo dữ liệu Google Doodle, Trịnh Công Sơn sinh ngày 28/2/1939, ông là một nhạc sĩ, nhà thơ, họa sĩ nổi tiếng người Việt Nam.

Cố nhạc sĩ nổi tiếng với những khúc ca trữ tình, thấm đượm triết lý nhân văn, hồn hậu là người Việt Nam đầu tiên xuất hiện trên trang chủ tìm kiếm của "gã khổng lồ" Google.

Chia sẻ trên VnExpress , bà Trịnh Vĩnh Trinh - em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chia sẻ: "Món quà sinh nhật thật ý nghĩa cho anh Sơn và gia đình chúng tôi, một niềm vui cho cộng đồng yêu nhạc Trịnh."

Trịnh Công Sơn: Nhạc sĩ Việt có sức lan tỏa trên thế giới

Sinh ra tại Buôn Mê Thuật (Đắk Lắk), nguyên quán ở Thừa Thiên Huế. Năm 18 tuổi chứng kiến bước ngoặt cuộc đời của Trịnh Công Sơn, khi đó ông bị thương nặng ở ngực vì tập judo với em trai. Trong gần 2 năm dưỡng bệnh, ông đọc rất nhiều sách và tìm hiểu về dân ca.

Sau này ông thổ lộ rằng, sau khi hỏi bệnh, trong ông đã có một niềm đam mê khác - niềm đam mê âm nhạc.

18 năm khi ông rời cõi tạm (Trịnh Công Cơn mất ngày 1/4/2001 tại Thành phố Hồ Chí Minh), những nhạc phẩm của ông vẫn là một phần đặc trưng không thể không nhắc đến khi nói về âm nhạc Việt Nam. Trịnh Công Sơn để lại gia tài với hơn 600 ca khúc, trong đó hơn 236 bài hát được phổ biến. Nhạc của ông vừa thấm đẫm chất triết lý, nhân văn, vừa hồn hậu, nồng nàn, là tình yêu lớn dành cho con người, quê hương Việt Nam và ca ngợi hòa bình, theo VnExpress.

Những ca sĩ gắn liền với các khúc ca trữ tình của Trịnh Công Sơn phải kể đến Khánh Ly, Hồng Nhung, Trịnh Vĩnh Trinh.

Trịnh Công Sơn còn là nhạc sĩ Việt Nam có ảnh hưởng quốc tế rộng rãi. Ông được báo chí và cộng đồng quốc tế nhắc đến như "Bob Dylan* của Việt Nam" (BBC), "Nhạc sĩ được yêu mến nhất tại Việt Nam" (The Washington Post).

 Google 28/2 vinh danh Trịnh Công Sơn: Nhạc sĩ được yêu mến nhất tại Việt Nam - Ảnh 2.

Ảnh về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nguồn: Internet

Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên có sản phẩm âm nhạc phát hành tại thị trường Nhật Bản với các ca khúc được nhiều khán giả yêu thích như "Diễm xưa" và "Ca dao mẹ". Hơn hai triệu album bán ra tại Nhật Bản trong nhiều năm qua là minh chứng cho sự thành công của nhạc Trịnh tại đất nước này.

Các ca khúc của Trịnh Công Sơn cũng được dịch ra tiếng Nhật, được những nghệ sĩ hàng đầu Nhật Bản như Tokiko Kato, Yoshimi Tendo, Aya Shimazu... thu âm và biểu diễn. Nhạc Trịnh Công Sơn được hát trong Kohaku Uta Gassen, chương trình Âm nhạc Đêm giao thừa thường niên của đài truyền hình quốc gia Nhật Bản NHK, VnEpress đưa thông tin.

Google Doodle cũng không quên ca ngợi cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một trong những nhạc sĩ hiện đại quan trọng nhất của Việt Nam. Ông được các ca sĩ nổi tiếng quốc tế như nữ ca sĩ nhạc đồng quê người Mỹ Joan Baez ngưỡng mộ.

Từ năm 2003 đến nay, trang chủ Google tiếng Việt có nhiều hình ảnh Doodle nhằm tôn vinh văn hóa Việt Nam, trong đó có các ngày như Tết Nguyên Đán, Ngày nhà giáo Việt Nam, Tết Trung Thu...

Chú thích:

*Bob Dylan là ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, họa sĩ, nhà văn và nhà biên kịch người Mỹ. Ông được xem là tượng đài của âm nhạc Mỹ.

Năm 2004, ông được tạp chí danh tiếng Rolling Stone bình chọn là nghệ sĩ vĩ đại thứ 2 mọi thời đại, chỉ sau ban nhạc The Beatles[4]. Tháng 5 năm 2012, ông được Tổng thống Mỹ Barack Obama trao Huân chương Tự do. Năm 2016, ông nhận giải Nobel Văn học vì "đã tạo ra những sự diễn đạt thi vị theo cách mới trong truyền thống ca khúc tuyệt vời của Mỹ".

Bài viết sử dụng nguồn: Google.com/Doodles, The Washingtonpost, VnExpress

Theo Trang Ly

Báo dân sinh

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên