Google rò rỉ 2.500 tài liệu nội bộ: Tuyên bố trước đây về thuật toán tìm kiếm đều là ‘giả’, người dùng ngày càng nhìn thấy nhiều ‘rác’?
Google có đang nói dối?
- 26-05-2024Đại học tại châu Á được ví như 'vườn ươm kỳ lân': Tỷ lệ chọi cao hơn Ivy League, đào tạo founder cho nhiều startup, CEO Google là cựu sinh viên
- 24-05-2024Google lặp lại nỗi sợ 13 năm trước: Hoảng loạn làm AI, cho rằng bất kỳ dự án nào liên quan đến trí tuệ nhân tạo cũng đều 'rất tuyệt'
- 18-05-2024Cải tổ - 'Trò tiêu khiển' yêu thích của Google: Sự kiện kịch tính nhất trong lịch sử 25 năm, 2024 sẽ tiếp tục cắt giảm nhân sự
2.500 tài liệu nội bộ rò rỉ chứa đầy dữ liệu Google thu thập vừa được tập đoàn này xác thực. Chúng cung cấp một cái nhìn bao quát chưa từng có - dù vẫn còn mù mờ - về một trong những hệ thống quan trọng nhất giúp định hình web ngày nay.
Người phát ngôn của Google, Davis Thompson, nói với The Verge trong một email: “Chúng tôi không đưa ra các giả định không chính xác về Tìm kiếm dựa trên thông tin ngoài ngữ cảnh, lỗi thời hoặc không đầy đủ. Chúng tôi đã chia sẻ thông tin sâu rộng về cách thức hoạt động của công cụ Tìm kiếm, đồng thời nỗ lực bảo vệ tính toàn vẹn của kết quả hiển thị”.
The The Verge, bộ tài liệu bị rò rỉ lần đầu tiên được vạch trần bởi các chuyên gia tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) Rand Fishkin và Mike King - người từng công bố những phân tích ban đầu về tài liệu và nội dung của chúng vào đầu tuần này. Chúng cho thấy Google thu thập và có khả năng sử dụng các dữ liệu như số lần nhấp chuột, thông tin người dùng Chrome…Hàng nghìn trang tài liệu đóng vai trò như kho lưu trữ thông tin cho nhân viên Google, song không rõ phần dữ liệu chi tiết nào thực sự được sử dụng để xếp hạng nội dung tìm kiếm. Tài liệu cũng không tiết lộ cách đánh giá các yếu tố khác nhau trong trình tìm kiếm.
“Dùng từ ‘dối trá’ thì có vẻ hà khắc, nhưng đó là từ chính xác duy nhất có thể sử dụng ở đây. Tôi không đổ lỗi cho đại diện Google khi họ bảo vệ thông tin mật của tập đoàn, song vẫn không hài lòng khi hãng luôn cố làm mất uy tín những người hoạt động trong ngành marketing, công nghệ và báo chí”, King viết.
Ngoài ra, Rand Fishkin và Mike King cũng cho biết có một nguồn tin giấu tên đã chia sẻ 2.500 trang tài liệu với anh. Người này hy vọng rằng vụ rò rỉ sẽ bóc trần những “lời nói dối” trắng trợn của Google về cách hoạt động của thuật toán tìm kiếm.
Thông tin vừa được công khai có thể gây ra làn sóng trong lĩnh vực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), tiếp thị và xuất bản. Google vốn thường giữ kín thuật toán tìm kiếm của mình, song những tài liệu trên - cùng với lời khai gần đây trong vụ kiện chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ - đã cho thấy rõ ràng cách Google xếp hạng trang web.
Google tác động sâu sắc đến bất kỳ ai dựa vào trang web để kinh doanh, từ các nhà xuất bản độc lập, nhà hàng cho đến cửa hàng trực tuyến. Thuật toán tìm kiếm bí mật của Google đã tạo ra cả một thị trường marketing.
Tuy nhiên, những năm gần đây, người dùng Google thường xuyên phàn nàn về công cụ tìm kiếm phổ biến. Họ nói không thể tìm thấy lời giải đáp thỏa đáng cho những câu hỏi tưởng chừng như rất đơn giản, chẳng hạn như “đâu là chiếc máy tính chơi game tốt nhất?”.
Google lúc này hiển thị loạt liên kết tài trợ thay vì đưa ra lời khuyên hữu ích. Tất cả đã được sắp xếp để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm vốn được thiết kế để kiếm tiền thay vì
cung cấp các câu trả lời chất lượng cao. Tóm lại, trong mắt một số người dùng, dịch vụ hàng đầu của Google hiện đang rất tệ.
Câu trả lời là vì tại Thung lũng Silicon, trải nghiệm người dùng dần trở nên phụ thuộc vào giá cổ phiếu. Google, Amazon, Meta và các công ty công nghệ khác đã kiếm tiền bằng cách can thiệp và thao túng người dùng. Thay vì cố gắng đổi mới và cải thiện một cách có ý nghĩa dịch vụ, các công ty này chạy theo xu hướng ngắn hạn hoặc cố gắng đại tu toàn bộ hoạt động kinh doanh nhằm giành được sự ưu ái của giới đầu tư Phố Wall. Trong khi đó, các trải nghiệm trực tuyến ngày càng trở nên tồi tệ — khó mua những thứ muốn mua, khó tìm những thứ muốn tìm và khó giao tiếp với những người cần giao tiếp.
“Trước đây, nhiều người có tiếng trong lĩnh vực tìm kiếm và các nhà phát hành web nổi tiếng đều nghe theo những phát ngôn của Google. Họ viết những dòng tiêu đề như ‘Google nói XYZ là đúng’ thay vì ‘Google tuyên bố XYZ nhưng bằng chứng cho thấy điều ngược lại’. Tôi muốn điều này thay đổi”, Fishkin chỉ trích.
Từ năm 2000 đến đầu những năm 2010, các công ty công nghệ cho ra mắt rất nhiều những sản phẩm mới, thú vị, từ đó giúp cuộc sống con người trở nên dễ dàng. Điều này gián tiếp thúc đẩy sự phát triển bùng nổ của Thung lũng Silicon - nơi các công ty chứng kiến mức định giá tăng cao, song song với số liệu doanh thu không tưởng.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng người dùng gia nhập các nền tảng trực tuyến có dấu hiệu giảm tốc và sự chậm lại này gây ra một cuộc khủng hoảng.
Các tập đoàn công nghệ dành vài năm qua cố gắng tìm ra động cơ tăng trưởng kỳ diệu mới để tái tạo đà tăng trưởng bùng nổ trước đó. Nhiều doanh nghiệp hoàn toàn từ bỏ sứ mệnh ban đầu, tham vọng kiếm tiền bằng mọi giá và tận dụng sự tương tác của người dùng để thu hút Phố Wall. Google cũng nằm trong số đó nhưng khó có thể vượt qua cái bóng của chính mình.
Theo một số thông tin nội bộ, với tư cách là công ty dẫn đầu thị trường về tìm kiếm, Google thu hút sự chú ý quá mức. Điều này khiến công ty do dự trong việc di chuyển nhanh chóng, đồng thời phản ứng quá mức khi xảy ra sai sót. Bản thân CEO Pichai cũng thừa nhận những thách thức mà quy mô quá lớn của Google gây ra.
Nhiều nhân viên Google đang bày tỏ sự thất vọng, trong đó, kỹ sư phần mềm Google, Diane Hirsh Theriault, người làm việc cho công ty được 8 năm, đã viết trên LinkedIn vào tháng 1 rằng các nhà lãnh đạo “không có tầm nhìn của riêng mình và thay vào đó chỉ cố gắng vạch ra hướng đi mơ hồ về AI”.
Theo: The Verge, Business Insider
An ninh tiền tệ