Grab 6 năm tuổi: Được định giá 6 tỷ USD, nhà sáng lập thành triệu phú, mỗi năm lỗ hàng chục triệu USD
Năm 2016, khách hàng tại khu vực Đông Nam Á đã chi tới 5,1 tỷ USD cho các dịch vụ gọi xe, nhưng Grab lại chứng kiến mức thua lỗ lên tới 82,8 triệu USD, gấp 3 lần con số tương tự của năm 2015.
- 02-03-2018Uber và Grab sẽ có thêm đối thủ “cứng” tại Việt Nam?
- 28-02-2018Taxi Hàng không Đà Nẵng lao đao vì Uber, Grab
- 16-02-2018Vì sao không khống chế mức cước trần của Uber và Grab?
Khi Grab hoàn thành vòng huy động vốn trị giá 2,5 tỷ USD vào tháng 1, công ty này được định giá tới 6 tỷ USD. Kéo theo đó, nhà sáng lập Anthony Tan cũng trở thành một trong số những người giàu có nhất Malaysia với khối tài sản ước tính 300 triệu USD. Những nhà đầu tư lớn nhất vào Grab trong vòng huy động mới gồm có Didi Chuxing và Softbank và khoản đầu tư của họ được cho là khoản đầu tư đơn lẻ lớn nhất trong lịch sử khu vực Đông Nam Á. Một số nhà đầu tư khác vào Grab gồm có Hyundai Motor và Toyota.
Anthony Tan, 36 tuổi, CEO của Grab, đáng ra đã có thể đi trên con đường trải đầy hoa hồng nếu chấp nhận tiếp quản đế chế kinh doanh xe ô tô của gia đình. Tuy nhiên, 6 năm trước, khi nhập học Harvard và gặp gỡ người bạn cùng lớp Tan hooi Ling, anh quyết định cùng nhau khởi nghiệp ứng dụng gọi xe taxi ban đầu gọi là My Teksi. Hiện nay, Ling là Giám đốc điều hành của Grab và nắm một lượng cổ phần nhỏ hơn Tan.
Với 8 khoản đầu tư sau 6 năm hoạt động, Grab hiện đã mở rộng dịch vụ của họ sang gọi xe cá nhân, dịch vụ taxi, chia sẻ xe và vận chuyển hàng hóa. Song song với đó, họ cũng tăng cường đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển phần mềm di động. Hiện Grab đang cung cấp dịch vụ vận chuyển tại 168 thành phố tại 8 quốc gia ở Đông Nam Á.
Dẫu đã đạt được những thành công bước đầu nhưng Grab vẫn còn con đường dài phía trước trước cho tới khi đạt đến thời điểm kiếm được lợi nhuận. Năm 2016, khách hàng tại khu vực Đông Nam Á đã chi tới 5,1 tỷ USD cho các dịch vụ gọi xe, nhưng Grab lại chứng kiến mức thua lỗ lên tới 82,8 triệu USD, gấp 3 lần con số tương tự của năm 2015. Họ cũng đối mặt với những vụ biểu tình của lái xe cũng như vướng mắc xung quanh việc các chính phủ tìm phương pháp quản lý nào tốt nhất với họ.
Ở cả 8 quốc gia, Grab đều đang nỗ lực cạnh tranh với chỉ đối thủ Mỹ là Uber cùng một vài ứng dụng nhỏ lẻ trong nước. Go-jek là đối thủ đáng sợ nhất bởi họ là đơn vị gọi xe tiên phong ở thị trường Indonesia, mới huy động được 1,5 tỷ USD và đang hướng tới việc mở rộng ra thị trường nước ngoài mà đầu tiên là Philippines. Một số nhà đầu tư lớn đứng sau Go-Jek có Tencent, Google và Temasek. Dẫu vậy, CEO Tan của Grab vẫn khẳng định họ sẽ chi 700 triệu USD để mở rộng sang thị trường Indoensia cho tới năm 2020.
Trí thức trẻ