Grab đang trở thành bản sao của WeChat?
Sau khi thôn tính Uber ở Đông Nam Á, Grab đang nỗ lực xây dựng ứng dụng của mình theo một mô hình tương đồng như WeChat của Tencent.
- 07-07-2018Cho rằng thỏa thuận Grab-Uber gây thiệt hại cho người tiêu dùng, Singapore đề xuất các hình phạt mạnh tay
- 13-06-2018Toyota sẽ "rót" 1 tỷ USD vào Grab
- 05-06-2018Grab mở tạp hóa ngay trong xe, bán từ thanh socola tới kem chống nắng
- 25-05-2018Đừng vội ăn mừng vì "nuốt chửng" được Uber, có thể những tháng ngày tiếp theo đầy giông tố đang chờ Grab
- 24-05-2018Lỗ của Uber giảm một nửa nhờ vụ bán mình cho Grab ở Đông Nam Á
- 18-04-2018Grab - Go Jek: Cuộc đối đầu của 2 startup kỳ lân ở Đông Nam Á và màn tỉ thí của 2 người bạn cùng từng học tại Havard
Grab đang mở ứng dụng của mình cho các nhà phát triển bên ngoài và các công ty khởi nghiệp để biến nó thành một siêu ứng dụng giống Wechat, có thể bao gồm mọi thứ từ bản đồ tới thanh toán và giao thực phẩm. Tham vọng này đã được CEO Grab Anthony Tan đưa ra trong cuộc phỏng vấn ở Singapore. Những dịch vụ mới có thể giúp Grab lần đầu đạt doanh thu 1 tỷ USD trong năm nay.
Những sáng kiến biến Grab thành siêu ứng dụng được đưa ra trong bối cảnh công ty này đang phải vật lộn với hàng loạt cáo buộc độc quyền trong thị trường nội địa Singapore và khu vực. Công ty khởi nghiệp 6 tuổi này hy vọng sẽ tạo được mối quan hệ với khắc hành sâu sắc như những gì gã khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc đã làm được.
Rõ ràng Tencent với ứng dụng WeChat đã trở thành hình mẫu cho Grab. Hệ thống của WeChat cho phép khoảng 1 tỷ lượt đặt hàng thực phẩm, gọi taxi hay thanh toán. Tuy nhiên, dữ liệu người dùng chính là điều khó khăn nhất với Grab khi chọn đi theo con đường này. Grab muốn tận dụng bên thứ 3 để giải quyết vấn đề này.
"Đối tác có thể sử dụng tài sản của chúng tôi trong quá trình phát triển. Đối với chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm mọi thứ cho mọi người. Chúng tôi sẽ tập trung vào dịch vụ hàng ngày, tận dụng lợi thế với cơ sở hạ tầng thanh toán của chúng tôi cũng như am hiểu giao thông vận tải trong khu vực", Tan nhấn mạnh.
Theo đó, Grab sẽ tung ra một ứng dụng cải tiến cho Singapore và Indonesia trên nền tảng iOS vào ngày 10/7 và trên Android là ngày 18/7 trước khi mở rộng sang các nước khác trong quý 3. Thay vì phát triển ứng dụng nội bộ, Grab mời các nhà phát biển, bao gồm cả những cái tên như McDonald’s và Coach, tạo ra các chương trình hoạt động trong phạm vi nền tảng của họ.
Nó giống với chương trình Mini của Tencent ra mặt năm 2017, trở thành động lực lớn cho lưu lượng truy cập và tăng trưởng của công ty cũng như rất hiệu quả cho các nhà phát triển. Đối thủ của Tencent là Alibaba Group Holding Ltd. và Baidu Inc. cũng có những nỗ lực tương tự.
Tuy nhiên, không giống như Trung Quốc, nhiều thị trường Đông Nam Á vẫn bị phân mảnh. Thanh toán di động, quan trọng với bất cứ ứng dụng nào ôm mộng trở thành siêu ứng dụng, đang được nhiều người tạo ra và cạnh tranh lẫn nhau để giành một thị phần. Grab, có đôi chút lợi thế hơn, dựa vào 7 triệu tài xế, đối tác và đại lý nằm rải rác trên 225 thành phố ở 8 nước Đông Nam Á. Ngoài ra, có hơn 100 triệu thiết bị di động đã tải về ứng dụng Grab.
Khi chúng tôi có nhiều đối tác hơn phục vụ trong các lĩnh vực dịch vụ hàng ngày cho người dùng, chúng tôi sẽ càng được sử dụng nhiều hơn. Cùng với đó, lượng đối tác cũng sẽ nhiều hơn. Đó là một chu kỳ phát triển gắn kết chặt chẽ, CEO Anthony Tan nhấn mạnh.
Việc tích hợp nhiều chức năng vào ứng dụng cũng giúp Grab trở nên có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ trong khu vực mà một trong số đó là Go-Jek có trụ sở tại Jakarta.