MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

GS.TSKH Nguyễn Mại phân tích cơ hội đưa Việt Nam trở thành cường quốc trong lĩnh vực 'nóng' nhất toàn cầu và khả năng tăng trưởng GDP vượt mức 7% năm 2024

Từ năm 2023 đến nay, Việt Nam đã đón gần 30 chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao các nước, trong đó có 2 chuyến thăm lịch sử của Mỹ và Trung Quốc chỉ cách nhau hơn 1 tháng. Cùng với các chuyến thăm đó là hàng loạt đoàn doanh nghiệp, quỹ quốc tế đến tìm hiểu các cơ hội đầu tư, kinh doanh. Theo GS. TSKH Nguyễn Mại, đây là những tín hiệu tích cực để có thể dự báo rằng Việt Nam sẽ trở thành điểm đến lý tưởng cho dòng vốn FDI mới.

GS. TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cũng chỉ ra sự thay đổi quan trọng trong đường hướng thu hút FDI của Việt Nam nói chung và các tỉnh thành nói riêng: "Trước đây, những tỉnh, thành trở thành điểm đến lý tưởng của dòng vốn FDI vì lợi thế về địa lý, cơ sở hạ tầng. Nhưng gần đây, điều quan trọng nhất là cải cách hành chính, đổi mới sáng tạo trong vận động, xúc tiến đầu tư và cấp giấy phép kinh doanh".

GS.TSKH Nguyễn Mại phân tích cơ hội đưa Việt Nam trở thành cường quốc trong lĩnh vực 'nóng' nhất toàn cầu và khả năng tăng trưởng GDP vượt mức 7% năm 2024- Ảnh 1.

Năm 2023, dòng vốn FDI vào Việt Nam tích cực khi chúng ta đã thu hút hơn 36 tỷ USD. Theo ông, điều gì đã tạo ra kết quả này?

Năm 2023, kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nhất định khi miếng bánh thị phần FDI giảm do 3 yếu tố.

Đầu tiên, các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… cơ cấu lại nền kinh tế, chú trọng hơn đến doanh nghiệp nội địa và đưa doanh nghiệp từ nước ngoài về trong nước.

Cùng với đó, chuỗi giá trị toàn cầu được cơ cấu lại, các cuộc xung đột trên toàn cầu làm đứt gãy chuỗi cung ứng, khiến giá lương thực, giá nguyên liệu, giá năng lượng như xăng dầu diễn biến bất thường. Điều này làm thương mại quốc tế sụt giảm và ảnh hưởng đến đầu tư quốc tế.

Cuối cùng, các nước bắt đầu thắt chặt đầu tư ra nước ngoài. Điều này đối với các nước lớn không ảnh hưởng nhiều nhưng với các nước đang phát triển cần thu hút vốn FDI như Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng.

Mặc dù vậy, Việt Nam đã thích ứng linh hoạt để ổn định nền kinh tế vĩ mô, tiếp tục trở thành điểm sáng trong thu hút vốn FDI. Đặc biệt, Việt Nam là một quốc gia điển hình, mặc dù thu nhập chưa cao nhưng đã có phản ứng chính sách rất nhanh nhẹn, làm giảm thiểu tác động bên ngoài nên vốn FDI vẫn tăng.

GS.TSKH Nguyễn Mại phân tích cơ hội đưa Việt Nam trở thành cường quốc trong lĩnh vực 'nóng' nhất toàn cầu và khả năng tăng trưởng GDP vượt mức 7% năm 2024- Ảnh 2.

Với định hướng phát triển đúng đắn, Việt Nam đã có những ưu thế vượt trội trong thu hút vốn FDI so với các nước trong khu vực.

Thứ nhất, Việt Nam có chính trị ổn định. Thứ hai, kiểm soát tốt kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp, thặng dư thương mại cao. Thứ ba, chiến lược ngoại giao đúng đắn, điển hình trong năm 2023, Việt Nam đã đón 28 chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao các nước, trong đó có 2 chuyến thăm lịch sử của Trung Quốc và Mỹ cách nhau hơn 1 tháng. Theo đó, có thể nói, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến lý tưởng cho dòng vốn FDI. 

GS.TSKH Nguyễn Mại phân tích cơ hội đưa Việt Nam trở thành cường quốc trong lĩnh vực 'nóng' nhất toàn cầu và khả năng tăng trưởng GDP vượt mức 7% năm 2024- Ảnh 3.

GS.TSKH Nguyễn Mại phân tích cơ hội đưa Việt Nam trở thành cường quốc trong lĩnh vực 'nóng' nhất toàn cầu và khả năng tăng trưởng GDP vượt mức 7% năm 2024- Ảnh 4.

Hiện nay, Việt Nam đặt mục tiêu đón được dòng vốn FDI chất lượng với công nghệ cao và trở thành 'tổ của các đại bàng'. Theo ông, cơ sở nào cho mục tiêu này trở thành hiện thực?

Đầu tiên, để đón được dòng vốn FDI vào lĩnh vực điện tử, bán dẫn; năng lượng tái tạo; kinh tế số; đổi mới sáng tạo… từ các cường quốc trên thế giới, Việt Nam chắc chắn phải đi theo xu thế của toàn cầu. Điển hình là việc Việt Nam đã thích ứng rất nhanh với các cơ chế mới của thế giới như thuế tối thiểu toàn cầu.

Cuối năm 2023, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về thể chế ứng dụng thuế tối thiểu toàn cầu và giao cho Chính phủ thực thi thuế tối thiểu toàn cầu từ 1/1/2024 nhằm phù hợp với các nước trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam có thuế tối thiểu toàn cầu 15% và thuế tối thiểu khu vực quốc gia 6,5%.

Song song với đó, Việt Nam có một điều rất may là sở hữu đất hiếm, đây nguồn cung cấp cho bán dẫn – lĩnh vực có tiềm năng lớn trong thời gian tới. Theo công bố mới nhất của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, thế giới có 120 triệu tấn đất hiếm dự trữ, trong đó Trung Quốc có 44 triệu tấn, Việt Nam có 22 triệu tấn.

Cuối cùng, điều không thể thiếu trong chiến lược thu hút “đại bàng” là đưa ra các chính sách hấp dẫn. Cụ thể, Việt Nam xác định khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu sẽ cần đưa ra chính sách ưu đãi về tài chính, chi phí để nhà đầu tư sẵn sàng đưa các công nghệ mới nhất vào.

Ngoài ra, hiện nay, điều nhiều nhà đầu tư lo lắng nhất là một số cơ quan nhà nước không gây phiền hà gì, nhưng lại không làm, có thể hiểu là do sợ sai, sợ chịu trách nhiệm. Trong khi đó, Việt Nam rất cần những cán bộ dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, dám sáng tạo trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Thực tế, khi đổi mới trong khuôn khổ quy định cho phép đều được Trung ương ủng hộ.

GS.TSKH Nguyễn Mại phân tích cơ hội đưa Việt Nam trở thành cường quốc trong lĩnh vực 'nóng' nhất toàn cầu và khả năng tăng trưởng GDP vượt mức 7% năm 2024- Ảnh 5.

Để cung cấp những đội ngũ chuyên gia, chuyên viên Nhà nước với chất lượng cao để phục vụ doanh nghiệp nước ngoài, một đợt cải cách tiền lương được thực hiện vào tháng 7/2024. Theo đó, có thể sẽ tăng lên rất nhiều để đảm bảo cho cán bộ, công chức có thể sống bằng tiền lương.

Nếu quan sát sâu hơn vào các địa phương, bạn sẽ thấy sự thay đổi tích cực đã diễn ra ngay từ những năm gần đây. Trước đây, những tỉnh, thành trở thành điểm đến lý tưởng của dòng vốn FDI thường là vì lợi thế về địa lý, cơ sở hạ tầng. Nhưng gần đây, điều quan trọng nhất là cải cách hành chính và đổi mới sáng tạo trong vận động đầu tư, xúc tiến đầu tư và cấp giấy phép kinh doanh.

Ví dụ như Bắc Giang, khi có nhà đầu tư Foxconn của Đài Loan vào với 1,5 tỷ USD, tỉnh đã xin Thủ tướng cho mở ngay một khu công nghiệp mới. Sau đó, chỉ trong vòng 3-4 tháng giải phóng xong mặt bằng và bắt đầu triển khai.

Một địa phương khác cũng thể hiện rất rõ tinh thần đổi mới trong thu hút vốn FDI là Nghệ An. Cụ thể, tỉnh này đã thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư. Điển hình như việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho một dự án sản xuất hợp kim nhôm phục vụ cho ngành sản chỉ trong 5 ngày, giảm gần 1/3 so với quy định.

GS.TSKH Nguyễn Mại phân tích cơ hội đưa Việt Nam trở thành cường quốc trong lĩnh vực 'nóng' nhất toàn cầu và khả năng tăng trưởng GDP vượt mức 7% năm 2024- Ảnh 6.

Trong chuyến công du đến Việt Nam vào tháng 1/2024, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường, ông Jose W. Fernandez từng nói: "Việt Nam có tiềm năng lớn trở thành cường quốc trong lĩnh vực chip bán dẫn". Quan điểm của ông thế nào về nhận định này?

Như ông W. Fernandez đã nói, Việt Nam có rất nhiều lợi thế trong hai lĩnh vực "nóng" nhất hiện nay là chip bán dẫn và năng lượng sạch. Thứ nhất, Việt Nam có một lực lượng lao động rất trẻ có trình độ, là một điểm cộng nhân khẩu học. Thứ hai, Việt Nam có thị trường nội địa 100 triệu dân, có văn hóa xuất khẩu, biết cách bán hàng ra nước ngoài. Vì tất cả những lợi thế đó, Việt Nam có thể giúp nhiều nước đạt được mục tiêu đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Đã có 15 công ty đến từ Mỹ sẵn sàng đầu tư tới 8 tỷ USD vào chất bán dẫn tại Việt Nam. Một số công ty đã cam kết với các cổ đông và khách hàng sẽ chỉ sử dụng năng lượng tái tạo. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Những công ty từ Mỹ đang chờ những đổi mới và mở rộng về năng lượng tái tạo ở Việt Nam, cũng như đang chờ giấy phép để có thể thiết lập hệ thống năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Hơn nữa, ông W. Fernandez còn nói về chuyện hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ, khai thác đất hiếm với công nghệ cao mà Việt Nam chưa có.

Chính vì vậy, khi Mỹ hợp tác với Việt Nam về khai thác đất hiếm, chắc chắn công nghiệp bán dẫn Việt Nam sẽ phát triển rất nhanh. Nhận định của nhiều nhà sản xuất đất hiếm và bán dẫn cho rằng, Việt Nam trong vòng 5-7 năm tới sẽ tham gia vào các cường quốc bán dẫn trên thế giới.

Đây là một những tín hiệu rất tích cực và Việt Nam cũng đưa ra mấy con số kinh ngạc. Cụ thể, Việt Nam sẽ đào tạo để có 500.000 công nhân và 50.000 kỹ sư, trong đó có hàng nghìn thạc sĩ và tiến sĩ làm bán dẫn vào năm 2030.

GS.TSKH Nguyễn Mại phân tích cơ hội đưa Việt Nam trở thành cường quốc trong lĩnh vực 'nóng' nhất toàn cầu và khả năng tăng trưởng GDP vượt mức 7% năm 2024- Ảnh 7.

Do đó, Việt nam có lợi thế chồng lợi thế trong thu hút dòng vốn FDI mới. Khi Việt Nam vừa có nhân lực chất lượng cao, vừa có đất hiếm, vừa có chiến lược cùng sự hợp tác với các nước tiên tiến như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ, chắc chắn Việt Nam sẽ trở thành cường quốc bán dẫn. 

GS.TSKH Nguyễn Mại phân tích cơ hội đưa Việt Nam trở thành cường quốc trong lĩnh vực 'nóng' nhất toàn cầu và khả năng tăng trưởng GDP vượt mức 7% năm 2024- Ảnh 8.

Ông dự báo thế nào về cơ hội thu hút vốn FDI trong năm 2024 và tác động đến tăng trưởng kinh tế?

Như chúng ta đã biết, Apple đã công bố hoàn tất việc chuyển 11 nhà máy sản xuất các thiết bị nghe nghìn vào Việt Nam. Cùng với đó, đến năm 2025, Apple sẽ chuyển 65% sản phẩm AirPod, 20% iPad, 20% Apple Watch và 5% Macbook sang Việt nam.

GS.TSKH Nguyễn Mại phân tích cơ hội đưa Việt Nam trở thành cường quốc trong lĩnh vực 'nóng' nhất toàn cầu và khả năng tăng trưởng GDP vượt mức 7% năm 2024- Ảnh 9.

Không chỉ vậy, Intel cũng đang mở rộng giai đoạn thứ hai của nhà máy kiểm định vi mạch tại TP. HCM với tổng số tiền đầu tư lên tới 4 tỷ USD tới năm 2025. Các công ty Mỹ như Boeing, Google và Walmart cũng đã công bố kế hoạch mở rộng mạng lưới nhà cung cấp và cơ sở sản xuất tại Việt Nam.

Đặc biệt, Việt Nam và Trung Quốc đã ký 36 thỏa thuận hợp tác. Còn Mỹ đã có một bản tuyên bố đầy đủ và trong đó công nhận thể chế chính trị Việt Nam…, tất cả những điều này từ xưa đến này chưa từng có. Điều này tạo cho chúng ta cơ hội thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả và chất lượng cao hơn.

Hiện nay, Việt Nam đang có hàng chục dự án về công nghệ cao, công nghệ tương lai như AI, big data, đặc biệt là đất hiếm và bán dẫn. Do đó, chúng ta hy vọng, năm 2024 sẽ là năm chất lượng và hiệu quả đầu tư nước ngoài sẽ tăng cao và mở ra triển vọng năm 2025-2030 sẽ có dòng đầu tư nước ngoài mới vào Việt Nam có chất lượng và hiệu quả khác biệt.

Khi tận dụng triệt để được dòng vốn FDI sẽ thúc đẩy đáng kể tăng trưởng kinh tế Việt nam. Năm 2024, Việt nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6 - 6,5%. Theo tôi, thực ra mức tăng trưởng này không ăn thua với một nước như Việt Nam. Việt Nam phải tăng trưởng ít nhất 7 - 7,5%, mới đuổi kịp và vượt qua các nước.

Thực tế, một số tổ chức như Ngân hàng Standard Chartered hay Fitch ratings dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức cao hơn, thậm chí có tổ chức dự báo 7%. Chính vì vậy, theo tôi, Quốc hội đã đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 mức 6 - 6,5% quá khiêm tốn, hoàn toàn có thể vượt 7%.

GS.TSKH Nguyễn Mại phân tích cơ hội đưa Việt Nam trở thành cường quốc trong lĩnh vực 'nóng' nhất toàn cầu và khả năng tăng trưởng GDP vượt mức 7% năm 2024- Ảnh 10.

Bởi vì chúng ta đã học được 2 bài học. Thứ nhất, bài học về quản lý kinh tế vĩ mô, đặc biệt đối với doanh nghiệp và những ý kiến của doanh nghiệp đều được khắc phục ngay, chắc chắn tăng trưởng GDP năm 2024 sẽ cao hơn nhiều mục tiêu.

Thứ hai, rút kinh nghiệm từ các vấn đề toàn cầu. Việt Nam là một trong những nước được thế giới đánh giá phản ứng rất nhanh với các biến động toàn cầu.

Dựa trên 2 cơ sở này, tôi tin rằng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 sẽ ở mức cao khi chúng ta khắc phục được các vấn đề và phát huy tối đa các lợi thế.

Hội thảo "Nhận diện điểm sáng kinh doanh và đầu tư năm 2024" do CafeF thuộc Công ty Cổ phần VCCORP tổ chức, với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế đầu ngành và doanh nghiệp dẫn đầu các lĩnh vực công nghệ, tài chính, chứng khoán, bất động sản, sản xuất, tiêu dùng, năng lượng, xuất nhập khẩu như Ngân hàng Techcombank, ACB, HSBC, CTCK Pinetree, Dragon Capital, Rapido, Tập đoàn AIG, Viettel Post,…

- Thời gian: 8h00-11h30 ngày 26/03/2024.

- Địa điểm: Khách sạn Sheraton, 11 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội.

-Điều hành Diễn đàn Hội thảo: TS Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh (nguyên Phó Viện trưởng CIEM).

Mọi thông tin liên quan đến Hội thảo xin vui lòng liên hệ email: info@cafef.vn hoặc đăng ký thông tin tại đây.

GS.TSKH Nguyễn Mại phân tích cơ hội đưa Việt Nam trở thành cường quốc trong lĩnh vực 'nóng' nhất toàn cầu và khả năng tăng trưởng GDP vượt mức 7% năm 2024- Ảnh 11.

Bình Minh
Hải An
Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Việt Hùng

Bình Minh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên