Gửi tiết kiệm hay mua bất động sản đều sẽ mất giá trị sau 10 năm? Chủ tịch ngân hàng thẳng thắn: Có 2 thứ này trong tay thì không cần hoảng sợ
Trong trường hợp những kênh đầu tư được cho là an toàn nhất cũng gặp rủi ro, chúng ta cần làm gì để an toàn tài chính?
- 04-04-2024Giá vàng và thị trường chứng khoán biến động, nên đầu tư gì?
- 31-03-2024Lãi tiết kiệm giảm là cơ hội vụt sáng của kênh đầu tư quen thuộc này: Có tiền nhàn rỗi phải nắm bắt ngay vì rất có thể bạn sẽ thành công đấy!
- 25-03-2024Vợ 40, chồng 44 tuổi mách bí quyết vén khéo, đầu tư khôn để 10 năm sau nghỉ hưu không lo về tiền: BHXH, BHNT, cổ phiếu, vàng,... đều giúp bạn không làm vẫn có ăn
Ngày nay, rất nhiều người coi bất động sản và tiền gửi là 2 kênh quản lý tài chính của mình. Số liệu ở Trung Quốc cho thấy, nhà ở chiếm 77% tổng tài sản của hộ gia đình, 23% còn lại là tài sản tài chính.
Dù được coi là những kênh đầu tư an toàn, một số người vẫn có nhận định rằng bất động sản và tiền gửi sẽ mất sự ổn định trong 10 năm tới.
Một trong những nguyên nhân khiến bất động sản có nguy cơ mất giá là giá nhà ở ngày càng xa vời với thu nhập của người dân. Theo Numbeo, giá nhà trung bình ở Việt Nam hiện gấp 23,7 lần thu nhập trung bình hàng năm hộ gia đình. Vấn đề tương tự cũng xảy ra ở nhiều thành phố lớn trên thế giới. Để điều chỉnh, có khả năng là giá nhà đất sẽ bước vào giai đoạn giảm bong bóng trong vài năm tới, dần trở lại gần hơn với thu nhập thực tế.
Mặt khác, sau nhiều năm dịch bệnh, nhiều gia đình bị mất thu nhập hoặc mất việc làm, khả năng mua nhà suy yếu, không còn khả năng "đuổi kịp" với giá nhà cao như hiện nay. Đồng thời, các gia đình ngày nay cũng lý trí hơn trong việc mua nhà, không còn chạy theo xu hướng như trước. Vì vậy, trong 10 năm tới, bất động sản có thể sẽ ngày càng giảm giá trị và cuối cùng sẽ quay trở lại mức hợp lý.
Về kênh đầu tư gửi tiết kiệm, ở Việt Nam, lãi suất huy động đã giảm trong vài năm gần đây. Trong khi đó, giá cả sinh hoạt vẫn tăng. Rõ ràng, lãi suất tiền gửi không thể đánh bại được mức lạm phát thực tế.
Vậy trước khả năng cả bất động sản và tiền gửi đều sẽ mất giá trị sau 10 năm, chúng ta nên ứng phó thế nào? Về vấn đề này, một chủ tịch ngân hàng Trung Quốc đã chia sẻ: “Nếu nắm trong tay hai thứ, bạn sẽ không phải hoảng sợ, nguồn tài chính cũng luôn ổn định”.
Đầu tiên bạn cần thành thạo 1-2 kỹ năng. Nếu có kỹ năng, bạn không phải lo lắng tìm việc làm ngay cả khi bị công ty sa thải. Ngoài ra, nếu cảm thấy lương thấp, bạn cũng có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi để làm một công việc bán thời gian. Tóm lại, chỉ cần có một hoặc hai nghề “cho chín”, bạn không những không phải lo thất nghiệp mà còn đủ khả năng tăng thu nhập lên cao dần.
Thứ hai, chúng ta phải nắm vững kinh nghiệm và kiến thức về quản lý tài chính. Nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư hiện nay bị lỗ là do môi trường đầu tư kém, những người này thiếu kinh nghiệm và kiến thức liên quan. Việc đầu tư theo xu hướng không bao giờ là ổn định và lâu dài được.
Phải có kiến thức, bạn mới có thể nắm bắt những cơ hội mới khi tình hình đầu tư tốt và giảm thiểu rủi ro dù tham gia kênh đầu tư nào. Để đảm bảo tài sản của mình có thể duy trì và gia tăng giá trị theo thời gian, chúng ta cần kiến thức và sự thích ứng mạnh mẽ chứ không nên trông chờ vào "vận may".
Nhịp sống thị trường