Hà Nam có gì mà được "Oscar của ngành du lịch" vinh danh là điểm đến hàng đầu châu Á?
Năm 2024, Hà Nam lọt vào danh sách Top 3 điểm đến văn hóa, du lịch hàng đầu châu Á do World Travel Awards bình chọn.
- 01-08-2024Việt Nam có điểm đến được du khách Hàn Quốc yêu thích nhất thế giới!
- 31-07-2024Việt Nam có 1 tỉnh được New York Times xếp vào top điểm đến hấp dẫn nhất thế giới: Sở hữu một trong “tứ đại đỉnh đèo”, mùa nào cũng đẹp nức lòng
- 30-07-2024Việt Nam có 1 tỉnh được tạp chí Úc chọn vào top điểm đến tuyệt vời nhất Đông Nam Á: Sở hữu núi "thủng", thác nước cao hơn 60m hút khách
Cùng với Hà Giang, Hà Nam là địa danh thứ hai của Việt Nam có tên trong danh sách Asia's Leading Regional Cultural Destination 2024 (Điểm đến văn hóa, du lịch hàng đầu châu Á) do World Travel Awards (gọi tắt là WTA) bình chọn, đâu là giải thưởng được ví như "Oscar của ngành du lịch".
Cách Hà Nội chưa chỉ khoảng 60km, Hà Nam không chỉ thu hút du khách với những địa danh tuyệt đẹp như hang Luồn, ao Dong, Bát Cảnh Sơn... mà còn là nơi có nhiều điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như: Khu du lịch Tam Chúc, chùa Địa Tạng Phi Lai...
Cách di chuyển:
* Xe bus: Phương tiện này có chi phí rẻ mà rất tiện lợi vì cứ khoảng 15 phút/chuyến. Nếu bạn ở Hà Nội thì có thể đi xe bus từ bến xe Giáp Bát với tuyến 206 Hà Nội - Phủ Lý.
* Xe khách : Xe có ở hầu hết các bến xe ở Hà Nội. Các tỉnh lân cận cũng đều có chuyến xe khách về Hà Nam.
Khu du lịch Tam Chúc
* Địa chỉ : Thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, Hà Nam.
Khu du lịch Tam Chúc được ví von là "Vịnh Hạ Long trên cạn" với tổng diện tích là 5.100ha cùng thiết kế cổ kính, tinh xảo hòa mình cùng núi non hùng vĩ và phong cách hữu tình.
"Chốn bồng lai tiên cảnh" là mỹ từ mà bất cứ ai khi đến với ngôi chùa này đều phải thốt lên. Với địa thế lưng tựa vào núi, trước mặt là hồ và bao quanh là những cánh rừng tự nhiên xanh biếc, khu du lịch Tam Chúc sẽ khiến bạn mê mẩn bởi khung cảnh thanh bình hiếm có.
Khu du lịch Tam Chúc cũng có những góc check in thu hút giới trẻ như: Nhà khách Thủy Đình, cổng Tam Quan, vườn Cột Kinh... Tham quan khu du lịch Tam Chúc, bạn được trải nghiệm di chuyển bằng thuyền gỗ và xe điện.
Thủy Đình có 1 khoảng sân rộng, cảnh quan hoành tráng với nhà khách to được xây dựng theo kiến trúc cổ. Đây cũng là địa điểm check-in không thể bỏ qua khi tham quan khu du lịch Tam Chúc.
(Nguồn: @nhimsoc13, Mạnh Tiến Khôi).
(Nguồn: Tạ Xuân Hương).
Chùa Địa Tạng Phi Lai
* Địa chỉ: Thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, Hà Nam.
Chùa Địa Tạng Phi Lai, hay Địa Tạng Phi Lai Tự (tên Nôm là chùa Đùng), ngôi chùa gần 1.000 năm, được tu sửa lại vào năm 2015. Cùng với khu du lịch Tam Chúc, chùa Địa Tạng Phi Lai là một trong những địa điểm văn hóa tâm linh không thể bỏ qua khi đến Hà Nam.
Chùa có địa thế sơn thủy hữu tình với địa thế tọa lạc trên một quả đồi, lưng tựa vào đồi thông, xung quanh bốn hướng đều được thiên nhiên bao bọc. Khuôn viên chùa được trải sỏi màu trắng, vãn cảnh chùa, bạn vừa được thưởng thức tiếng chuông gió du dương, nhẹ nhàng, cảm giác vô cùng bình yên, nhẹ nhàng trong tâm hồn.
(Nguồn: Trang Tura)
Trước khi được tu bổ lại, ngôi chùa nằm trên một quả đồi nên khá heo hút, vắng vẻ; giờ đây với lối kiến trúc cổ kính, không gian tĩnh mịch, chùa Địa Tạng Phi Lai trở thành điểm đến vãn cảnh, tìm kiếm sự yên bình của du khách thập phương. Nơi đây cũng trở thành địa điểm check-in thu hút hàng nghìn khách du lịch khắp nơi.
(Nguồn: Trang Tura)
(Nguồn: Trần Hà Bảo Ngân)
Bát Cảnh Sơn
* Địa chỉ: Xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, Hà Nam.
Gọi là Bát Cảnh Sơn bởi nơi đây là dãy núi 8 cánh, theo ghi chép xưa, Bát Cảnh Sơn là nơi của các vị vua chúa, quần thần thường đến thưởng ngoạn cảnh đẹp. Quần thể Bát Cảnh Sơn gồm: Đền Tiên Ông (đền Ông), chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, chùa Bà, chùa Cả, chùa Vân Mộng... Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại chỉ còn 3 nơi nguyên vẹn, đó là đền Tiên ông, chùa Tam Giáo và chùa Ông.
Với những người yêu thích những địa điểm cổ kính xưa cũ thì Bát Cảnh Sơn là một địa điểm hội tụ những nét uy nghiêm, trầm mặc, sâu lắng như vậy.
Ao Dong, hang Luồn
* Địa chỉ: Xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam.
Ao Dong Hang Luồn được ví như một bức tranh sơn thủy hữu tình tại Hà Nam với những dãy núi đá vôi hình vòng cung và những cánh rừng xanh thẳm.
Tại đây, mọi người có thể đi thuyền dọc theo sông, ngắm nhìn những ngọn núi hùng vĩ mà còn được khám phá vẻ đẹp hoang sơ của hang Luồn.
Tại ao Dong, hang Luồn, bạn còn có thể trải nghiệm trèo thuyền kayak để khám phá cảnh vật nơi đây. Bạn sẽ có cơ hội luồn lách vào những hang động kỳ bí huyền ảo, ngắm nhìn những khối thạch nhũ với đủ hình dạng khác nhau. Khi vào hang Luồn bạn cần cúi thấp người xuống để luồn qua các khối thạch nhũ rủ xuống, tất cả mang đến những trải nghiệm vô cùng thú vị.
(Nguồn: Vũ Minh Quang).
Núi ngọc, núi Cấm
* Núi Ngọc: Thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam.
Núi Ngọc không quá cao, trên núi có một cây si cổ thụ, tương truyền có tới hàng trăm tuổi. Đặt chân đến nơi đây, mọi người như được tách riêng biệt khỏi sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống hiện đại để hòa mình vào sự yên tĩnh thuần khiết của thiên nhiên với núi, sông, cây cỏ.
Cách núi Ngọc khoảng 100m là điểm đến nổi tiếng tại Hà Nam mang tên chùa Bà Đanh. Ngôi chùa hơn 300 năm tuổi, nổi tiếng với câu nói "vắng như chùa Bà Đanh". Chùa Bà Đanh có không gian yên bình, tĩnh lặng cùng nghệ thuật điêu khắc dân gian đặc sắc.
Chùa vắng khách là do trước đây chùa nằm ở vị trí khó khăn cho việc di chuyển nhưng giờ đường xá thuận tiện hơn, chùa Bà Đanh cũng là một điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều du khách đến với Hà Nam.
(Nguồn: @doanlan0208, @Linhkha Doan).
* Núi Cấm: Thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam.
Núi Cấm bao gồm năm động liên hoàn kéo dài hàng trăm mét, được biết đến với cái tên Ngũ Động. Ngoài việc được ngắm toàn cảnh núi non hùng vĩ, bạn còn có thể trải nghiệm các hang động tuyệt đẹp tại núi Cấm.
(Nguồn: Quynh Nguyen)
Nhà Bá Kiến
* Địa chỉ: Thôn Nhân Hậu, Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam.
Tính đến nay, ngôi nhà cổ này đã hơn 100 tuổi, nhà Bá Kiến gắn liền với câu chuyện "Chí Phèo", là một điểm đến tham quan nổi tiếng ở làng Vũ Đại.
Căn nhà 3 gian được thiết kế và xây dựng theo phong cách truyền thống của người dân Bắc Bộ. Vật liệu chính của ngôi nhà đó là gỗ lim, căn nhà từng vô cùng bề thế một thời ở làng Vũ Đại. Tính đến nay, nhà của Bá Kiến được làm trải qua nhiều chủ nhân khác nhau, tuy nhiên đến nay ngôi nhà vẫn lưu giữ được kiến trúc nguyên sơ, cổ kính khiến cho nhiều du khách thích thú khi tham quan.
(Nguồn: @benph.99).
Thanh niên Việt