Hà Nội dự kiến thu 1.700 tỷ đồng/năm từ phí xe vào nội đô
Cùng với thuyết trình phương án thu phí không phải xây dựng trạm (chỉ lắp điểm thu phí tự động), xe không phải dừng để trả phí đơn vị Tư vấn xây dựng đề án thu phí vào nội đô Hà Nội là Đại học Giao thông vận tải vừa tính toán, mỗi năm thành phố sẽ thu được từ 1.000 đến 1.700 tỷ đồng từ xe ô tô vào nội đô.
- 29-10-202110 tháng, cả nước nhập siêu 1,45 tỷ USD
- 29-10-2021Mỹ tài trợ 860.000 USD cho 3 dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam
- 28-10-2021Co-founder Homebase: 'Giá nhà so với thu nhập trung bình của người Việt còn cao hơn cả những nơi đắt đỏ trên thế giới'
5 loại xe phải trả phí vào nội đô
Ngoài lập danh sách 87 trạm thu phí sẽ được bố trí tại 68 vị trí , đơn vị Tư vấn Đề án Thu phí phương tiện vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc và ô nhiễm môi trường để hạn chế xe cơ giới đi vào (Đề án thu phí xe vào nội đô) là Trung Tâm tư vấn phát triển giao thông vận tải - ĐH GTVT (TRANCONCEN) đã cùng với Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng Hà Nội (HPTC) có phần thuyết trình với Sở GTVT Hà Nội về đối tượng là phương tiện ô tô sẽ phải trả phí khi đi qua các trạm thu phí sau khi đã được lập.
Về nguyên tắc để phân đối tượng xe chịu phí, Tư vấn cho rằng đối tượng chịu phí là các phương tiện giao thông cơ giới (ô tô) di chuyển từ bên ngoài vào trong khu vực thu phí, có nguy cơ gây ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường (trừ các phương tiện miễn phí theo quy định).
“Mục đích của việc này là nhằm hạn chế phương tiện cá nhân, thay đổi hành vi lựa chọn phương tiện đi lại để hạn chế ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trong khu vực nội đô”, Tư vấn thông tin.
Từ nguyên tắc trên TRANCONCEN và HPTC đã đưa ra 4 loại phương tiện ô tô phải trả phí khi đi vào nội đô. Bao gồm: ô tô cá nhân dưới 9 chỗ, taxi, xe tải, xe khách thương mại.
Đối với ô tô cá nhân dưới 9 chỗ, TRANCONCEN và HPTC cho biết, riêng xe ô tô của người dân, cơ quan, tổ chức trong khu vực thu phí (các quận trong nội thành) đơn vị thực hiện có chính sách miễn giảm.
Taxi: phương án thu phí đối với loại phương tiện này theo quan điểm sẽ ưu tiên do taxi là phương thức vận tải bán công cộng.
Xe tải: được quản lý hoạt động theo khung giờ theo Quyết định số 24 của UBND thành phố, sẽ không chịu phí hoặc với mức phí thấp.
Với ô tô khách thương mại: sẽ áp dụng các mức phí khác nhau theo hướng thấp hơn so với xe con cá nhân.
Đơn vị xây dựng đề án cũng đưa ra danh sách xe không phải trả phí khi vào nội đô: xe thô sơ; xe máy; xe ưu tiên theo quy định hiện hành (xe cảnh sát, xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe quân đội,...); xe công vụ; xe buýt công cộng.
“Mặc dù được miễn phí nhưng các loại xe này vẫn phải đăng ký trong hệ thống, được lắp thiết bị trên xe và cài đặt chế độ miễn thu phí để đảm bảo phân biệt với các loại xe ô tô cùng chủng loại những vẫn phải chịu phí”, đơn vị Tư vấn cho biết.
Mức thu phí dự kiến cao nhất 1.700 tỷ đồng/năm
Dự vào mức thu nhập của người dân, doanh nhiệp, cùng với đó là khảo sát trong thực tế năm 2019, Tư vấn TRANCONCEN đưa ra các mức phí khác nhau.
Cụ thể, đối với phí ngày thường (ngày làm việc trong tuần): xe cá nhân dưới 9 chỗ và xe tải dưới 2 tấn có mức thu là 50.000 đồng/lượt; xe kinh doanh vận tải từ 9 chỗ trở lên và xe tải các loại trên 2 tấn có mức thu 30.000 đồng/lượt.
Trong phương án này, Tư vấn cũng đưa ra phương án: Có thể xem xét mức thu linh hoạt thay đổi theo các khung giờ (giờ cao điểm, giờ thường và giờ thấp điểm). Trong đó, giờ thấp điểm sẽ thu thấp hơn hoặc miễn phí hoàn toàn cho tất cả các phương tiện.
Cầu Đông Trù, một trong 78 vị trí được lên danh sách lập trạm thu phí vào nội đô Hà Nội. Ảnh: T.Đảng
Đối với mức phí ngày cuối tuần và ngày nghỉ, ngày lễ, TRANCONCEN cho rằng, mục tiêu chính yếu của việc thu phí là giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông và cũng là lý do để mức phí thay đổi theo thời gian trong ngày (tăng trong giờ cao điểm).
Tuy chưa có phân tích nào cho việc thu phí vào ngày nghỉ, ngày lễ nhưng tư vấn đề nghị không thu phí vào các ngày nghỉ cuối tuần và ngày lễ vì trong các ngày nghỉ và ngày lễ, mức độ ùn tắc giao thông thấp hơn vào các ngày làm việc, do vậy tăng sự đồng thuận của công luận trong việc triển khai dự án.
Với mức thu trên, cả TRANCONCEN và HPTC đã tính toán được tổng mức thu dự kiến tại 87 trạm thu phí của 68 vị trí cho từng giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 sẽ là khoảng 1.067 tỷ đồng/năm, giai đoạn 2 khoảng 1.577 tỷ đồng/năm, giai đoạn 3 đạt khoảng 1.754 tỷ đồng/năm.
Cơ quan xây dựng Đề án là TRANCONCEN và HPTC cho biết, hiện nay số lượng phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tăng lên 6,4 triệu phương tiện, trong đó xe máy là 5,6 triệu xe; ô tô là 0,6 triệu xe .
Theo Đề án quản lý xe cá nhân , đến năm 3030 thành phố Hà Nội sẽ dừng hoạt động xe máy tại các quận nội thành, tuy nhiên do số lượng ô tô hiện nay đang tăng cao hơn cả xe máy, mỗi năm thêm 10,2% nên việc đưa ra phương án thu phí vào nội đô để giảm lượng ô tô trong khu vực trung tâm là cần thiết.
Nội dung thu phí vào nội đô là triển khai cụ thể các lộ trình thực hiện của "Đề án Quản lý phương tiện cá nhân, nhằm giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường giai đoạn 2017 - 2020 tầm nhìn 2030” đã được HĐND thành phố Hà Nội thông qua tháng 7/2017.
Tiền phong