Hà Nội kiến nghị phát triển nhà ở xã hội tập trung thay cho các quỹ đất 20%
Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội kiến nghị HĐND TP Hà Nội cho phép UBND TP Hà Nội thực hiện phát triển nhà ở xã hội tập trung thay cho các quỹ đất 20% hiện nay đang nhỏ lẻ tại các dự án.
- 04-07-2022Bình Định 'chốt' doanh nghiệp thực hiện Dự án nhà ở xã hội Long Vân hơn 860 tỷ đồng
- 01-07-2022Giá bán nhà ở xã hội tại TP.HCM cao nhất là 20 triệu đồng/m2
- 26-06-2022Tiến độ triển khai dự án nhà ở xã hội tại Long An còn chậm
Ngày 5/7, tại kỳ họp thứ 7, HĐND TP Hà Nội, báo cáo tình hình triển khai và tiến độ công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn TP Hà Nội, ông Bùi Duy Cường, Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường TP Hà Nội cho biết, các đơn vị đã tố chức đấu giá quyền sử dụng đất tại 33 dự án với tổng diện tích khoảng 5,87ha, số tiền trúng đấu giá khoảng 1.955,95 tỷ đồng; đã thu được 3.106 tỷ đồng, đạt 25% chỉ tiêu thu ngân sách 2022.
Theo ông Cường, hiện trên địa bàn thành phố có 143 dự án/khu đất với tổng diện tích 87,6 ha đã đủ điều kiện giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng, hiện các quận huyện đang chuẩn bị các thủ tục để thực hiện đấu giá.
Tuy nhiên công tác bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất để thực hiện các dự án đấu giá quyền sử dụng đất còn chưa thực sự nhận được sự đồng thuận cao của người dân bị thu hồi đất.
Ông Cường cho biết, công tác xác định giá khởi điểm còn chậm. Nhiều nội dung vướng mắc trong chính sách giá khởi điểm. Đơn cử như phải xác định giá cụ thể gặp rất nhiều khó khăn khi xác định.
Nguyên nhân của tình trạng trên theo ông Cường là do các đơn vị được giao chủ đầu tư còn thiếu tính chủ động trong thực hiện các quy trình thủ tục liên quan đấu giá, các đơn vị tham gia thực hiện có tâm lý e ngại do sợ vi phạm các quy định dẫn đến chậm thực hiện các thủ tục.
Việc tăng nguồn thu ngân sách từ tiền sử dụng đất thông qua hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất chưa được thực hiện. Công tác tuyên truyền về đấu giá trên địa bàn một số quận, huyện, thị xã còn có những hạn chế; quá trình tố chức đấu giá quyền sử dụng đất đất có sai sót
Một nguyên nhân khác về mặt khách quan được ông Cường nhắc đến là do pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai còn nhiều nội dung chưa đồng bộ, thống nhất, dẫn đến khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.
Một số quy định mới của Chính phủ như: Nghị định 31/2021/NĐ-CP số 49/2021/NĐ-CP dẫn đến phải điều chỉnh thủ tục, trong khi các thủ tục đã được thực hiện từ trước khi có các nghị định. Đồng thời, hiện các công ty tư vấn thẩm định giá đều e ngại hoặc từ chối tham gia xác định giá khởi điểm; phương pháp xác định giá cụ thể phải thu thập nhiều thông tin tài sản so sánh.
Đưa ra giải pháp, ông Cường kiến nghị, HĐND TP Hà Nội giao UBND TP Hà Nội tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất theo quy định.
Cho phép thực hiện thí điểm đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh có sử dụng đất và không thuộc đối tượng Nhà nước thu hồi đất, nên sau khi trúng thầu xong thì nhà đầu tư thực hiện thỏa thuận giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh đó, ông Cường cũng kiến nghị HĐND TP Hà Nội cho phép UBND TP Hà Nội thực hiện phát triển nhà ở xã hội tập trung thay cho các quỹ đất 20% hiện nay đang nhỏ lẻ tại các dự án, cũng như có chế tài xử lý các trường hợp gây nhiễu loạn đấu giá thị trường bất động sản, đấu giá với giá trúng cao nhiều so với giá thị trường sau đó không thực hiện các kết quả đấu giá.
Đại đoàn kết