“Habeco chọn Carlsberg làm đối tác chiến lược là không thành công, nguy cơ bị thôn tính”
Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho biết, trong bối cảnh kinh tế trong nước khó khăn, nhiều doanh nghiệp vẫn phải bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài khi cổ phần hóa.
- 06-12-2016Habeco đã tốt nhưng Sabeco còn hấp dẫn hơn?
- 05-12-2016Bất thường phía sau vụ sếp Carlsberg “dìm hàng” cổ phiếu Habeco?
- 05-12-20163 lợi thế riêng có của Heineken mà Sabeco hay Habeco đều thèm muốn
- 02-12-2016Habeco công bố lãi 9 tháng giảm 25% sau khi cổ phiếu tăng phi mã
Báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho biết, qua thực tế cổ phần hóa các doanh nghiệp có quy mô lớn, việc thoái vốn theo lô để tìm kiếm được nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, có khả năng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp không hề đơn giản. Nhiều doanh nghiệp nhà nước gặp khó khi chọn phải cổ đông chiến lược nước ngoài không phù hợp.
Dẫn trường hợp như Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco), Ban chỉ đạo cho rằng việc chọn Tập đoàn bia Carlsberg làm đối tác chiến lược là không thành công trong hợp tác chiến lược để phát triển doanh nghiệp, thậm chí có nguy cơ bị thôn tính.
Tuy vậy, theo Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, trong bối cảnh kinh tế trong nước khó khăn, nhiều doanh nghiệp vẫn phải bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài khi cổ phần hóa.
Cụ thể như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank ) đã bán 15% vốn điều lệ với giá 34.000 đồng/cổ phiếu cho Mizuho Corporate Bank (Nhật Bản), thu về khoảng 11.182 tỷ đồng. Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) bán 20% vốn điều lệ với giá 24.000 đồng/cổ phiếu cho The Bank of Tokyo - Misubishi (Nhật Bản), thu về khoảng 16.500 tỷ đồng.
Trong khi đó, có ngân hành đã cổ phần hóa nhưng tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ còn cao khiến hiệu quả do cổ phần hóa mang lại từ việc đổi mới quản trị doanh nghiệp và thu hút vốn bên ngoài vào doanh nghiệp còn hạn chế như trường hợp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Nhà nước hiện giữ 95,76% vốn điều lệ...
Báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cũng cho biết, tổng số tiền các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã thoái được khỏi các lĩnh vực nhạy cảm như bất động sản, tài chính, ngần hàng đến nay là 9.835 tỷ đồng, thu được 11.086 tỷ đồng.
Trong đó, ở lĩnh vực bất động sản, giá trị thoái vốn là 3.169 tỷ đồng, thu về 3.912 tỷ đồng; bảo hiểm thoái 441 tỷ, thu về 488 tỷ đồng; chứng khoán thoái 358 tỷ đồng, thu về 320 tỷ đồng; tài chính thoái 3.092 tỷ đồng, thu về 3.346 tỷ đồng; ngân hàng thoái 2.777 tỷ đồng, thu về 3.120 tỷ đồng.
Bizlive