HAGL công bố thông tin tích cực về nguồn tiền mới, cổ phiếu tăng sát trần trong phiên 24/11, HAG lần đầu vượt mốc 10.000 đồng sau hơn một năm
Cổ phiếu HAG cũng đã tăng gần 39% sau 2 tháng.
- 24-11-2023BAEMIN tuyên bố rời khỏi Việt Nam khiến dân tình tiếc nuối vì mất đi một ứng dụng giao đồ ăn quen thuộc
- 24-11-2023Novaland bảo lãnh khoản vay 3.600 tỷ đồng cho chủ dự án Aqua Waterfront City
- 24-11-2023Suốt 70 năm chỉ làm 1 sản phẩm, Lego 'cầu cứu' 30.000 trẻ em trên toàn thế giới để tìm ra bộ lắp ghép hot mới
Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/11, cổ phiếu HAG của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) phiên giao dịch hứng khởi thứ ba liên tiếp. Cụ thể, thị giá của cổ phiếu này đã tăng sát trần 6,12% lên mức 10.400 đồng/cp. Đây là lần đầu tiên cổ phiếu HAG vượt cột mốc 10.000 đồng/cp trong suốt hơn 1 năm qua. Khối lượng khớp lệnh về cuối phiên ở mức 34,3 triệu đơn vị.
Nếu tính rộng hơn, kể từ cuối tháng 9 tới nay thị giá mã này đã tăng từ mức 7.500 đồng/cp lên mức hiện tại, tương ứng tăng gần 39% sau 2 tháng. Tuy nhiên hiện HAG đang ở trong diện cảnh báo vì lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 30/6/2023 đang là số âm.
Tại văn bản giải trình ngày 30/10, HAGL cho biết đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2023 trong đó lãi sau thuế 9 tháng đạt 710 tỷ đồng, phần nào cải thiện kết quả kinh doanh và nguyên nhân cổ phiếu bị cảnh báo.
Những tín hiệu tích cực đang dần đến trong thời gian gần đây đối với HAGL khi doanh nghiệp này đã đạt được bước tiến mới trong việc tái cơ cấu các khoản nợ của mình. Cụ thể, doanh nghiệp này mới đây đã tìm được các nhà đầu tư mua cổ phiếu trong đợt phát hành 1.300 tỷ đồng sắp tới.
Theo kế hoạch, HAG dự kiến phát hành 130 triệu cổ phiếu, giá chào bán 10.000 đồng/cp, tương đương tỷ lệ phát hành chiếm 14,02% trên tổng số cổ phiếu lưu hành. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2023 hoặc 2024, sau khi được UBCKNN chấp thuận.
Số tiền thu về Công ty dự chi 330,5 tỷ đồng thanh toán một phần hoặc toàn bộ khoản nợ gốc, lãi trái phiếu, chi 296,5 tỷ đồng cơ cấu lại nợ cho công ty con là Gia súc Lơ Pang tại TPBank và chi 700 tỷ đồng bổ sung vốn, cơ cấu lại nợ cho Hưng Thắng Lợi Gia Lai.
Trong đó, CTCP Quản lý Quỹ Việt Cát sẽ mua với khối lượng lớn nhất với 60 triệu đơn vị, qua đó trở thành cổ đông lớn của HAGL sau giao dịch khi sở xy 5,67% vốn. Ông Nguyễn Đức Quân Tùng sẽ chi 200 tỷ mua 20 triệu cổ phiếu. Cuối cùng, Chứng khoán LPBank cũng sẽ gia nhập thương vụ khi bỏ ra 500 tỷ đồng mua 50 triệu cổ phiếu.
Ngoài việc hợp tác với Chứng khoán LPBank trong đợt phát hành riêng lẻ, HAGL còn hợp tác với đơn vị chủ quản của CTCK này là LPBank ở nhiều khía cạnh khác. Cụ thể, ngày 23/10, HAGL và LPBank đã ký kết hợp tác toàn diện với nhau. Theo thông tin công bố, đây là sự kiện khởi đầu mối quan hệ chiến lược của hai bên hướng tới xây dựng, phát triển và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Ngay sau đó, LPBank đã ký kết hợp tác toàn diện với Học viện Bóng đá và Câu lạc bộ Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai. Với sự đồng hành của LPBank, đại diện tập đoàn này cũng công bố đổi tên Học viện và CLB thành Học viện Bóng đá LPBank - Hoàng Anh Gia Lai và CLB Bóng đá LPBank - Hoàng Anh Gia Lai. Ngoài ra, LPBank sẽ hỗ trợ nguồn lực tài chính ổn định cho Học viện và CLB Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai.
Với những động thái hợp tác trên, doanh nghiệp của Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức đang vận động mọi nguồn lực để có thể có tiền tái cơ cấu nợ. Thậm chí, hồi tháng 9 vừa qua công ty này đã khách sạn Hoàng Anh Gia Lai ngay số 1 Phù Đổng, Thành phố Pleiku, Gia Lai. Đây được coi là bất động sản "đắc địa" còn lại của bầu Đức.
Một tin vui khác còn đến với cổ đông của HAGL khi trong tháng 10/2023 công ty này ghi nhận doanh thu 711 tỷ đồng, tăng 52,2% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức doanh thu cao nhất kể từ đầu năm của doanh nghiệp này.
Nhịp Sống Thị Trường