Hai con gái đuổi mẹ ra khỏi nhà không cho bà hưởng tài sản của cha quá cố: "Thân phận trước kia của bà ấy không phải bình thường!"
Nếu là người trong cuộc của vụ tranh chấp gia đình này, bạn sẽ làm gì?
- 17-03-2024Bị con trai đuổi ra khỏi nhà, mẹ già tìm phóng viên đòi lại công bằng, sự thật phía sau khiến ai cũng ngỡ ngàng
- 12-03-2024‘Bé gái khổng lồ’ U60 vẫn phải để mẹ già ngoài 90 nấu cơm, giặt quần áo: Thương hay vô tình hại con một đời?
- 27-02-2024Chăm bố mẹ già 12 năm không ai coi trọng, em trai tặng đôi giày lại được khen hiếu thảo, tôi quyết tâm làm 1 việc khiến gia đình hoảng hốt
- 10-02-2024Thấy cách mẹ già 92 tuổi sống trong viện dưỡng lão, tôi nhận ra đây mới là điều hạnh phúc nhất của đời người
Ở Trương Gia Giới (Hồ Nam, Trung Quốc), giàn giụa trong nước mắt, Dương Diệp, 54 tuổi, lấy di chúc của người chồng quá cố Vương Quý và hy vọng hai con gái sẽ chia cho bà một phần trong khoản tiền 3 triệu NDT (hơn 10 tỷ đồng) theo di chúc.
Điều khiến bà không ngờ là, hai người con gái không những không chịu đọc di chúc mà còn đuổi bà ra khỏi nhà, cắt đứt quan hệ mẹ con. Chính xác thì chuyện gì đã xảy ra?
Dương Diệp kém Vương Quý 24 tuổi, kém con gái lớn của chồng 2 tuổi. Thì ra bà là vợ lẽ của Vương Quý. Sau khi chồng qua đời, bà sống một mình trong ngôi nhà cũ nơi hai vợ chồng từng chăm sóc lẫn nhau.
Ngôi nhà này bị phá bỏ theo chính sách giải phóng mặt bằng của địa phương, nhà họ Vương có thể nhận được 3 triệu NDT tiền bồi thường. Nhưng ba năm sau, Dương Diệp vẫn không nhận được một xu nào, thay vào đó là hai người con gái của Vương Quý tiếp quản số tiền đó.
Dương Diệp cảm thấy khó hiểu. Bà vẫn còn nhớ, lúc mới kết hôn với Vương Quý, hai con gái rất kính trọng bà, gia đình đầm ấm và gần gũi.
Không lâu sau khi kết hôn, để sửa sang lại ngôi nhà cũ, hai người con gái đã đề nghị Dương Diệp và Vương Quý qua nhà họ sống và còn đặc biệt mua cho hai người một căn nhà. Dương Diệp tưởng rằng chính lòng hiếu thảo của các con gái đã dành cho mình, nhưng giờ nghĩ lại, đó là âm mưu của họ đã tính toán từ trước.
Dương Diệp quyết định trực tiếp đến đối chất với hai cô con gái và đòi lời giải thích cho bằng được. Con gái lớn Vương Lệ Hoa tiếp đón mẹ kế bằng sự thờ ơ và thái độ thù địch ai nhìn cũng có thể nhận ra.
Cô nói rằng ngôi nhà cũ là tài sản trước hôn nhân của cha cô và Dương Diệp, với tư cách là mẹ kế, bà ấy không có quyền thừa kế. Di chúc của Vương Quý không có giá trị pháp lý ràng buộc, Dương Diệp đến đòi tiền bồi thường đều là vì lòng tham không đáy và mục đích sâu xa.
Song Dương Diệp lại lập luận rằng Vương Quý từng hứa bằng lời nói một phần số tiền phá dỡ sẽ để lại cho bà dưỡng già.
Hai bên đều nhất quyết giữ quan điểm của mình, không ai chịu thua. Căn nguyên của mọi chuyện bắt đầu khi Dương Diệp vào nhà họ Vương với vai trò bảo mẫu nhiều năm trước.
Cuộc hôn nhân đầu tiên của Dương Diệp không hạnh phúc. Chồng và bố mẹ chồng của bà đều có tư tưởng trọng nam khinh nữ, sau khi sinh được hai cô con gái, họ khinh bỉ và đánh đập Dương Diệp một cách vô lý. Dương Diệp chịu đựng tủi nhục nhưng cuối cùng quyết định ly hôn ở tuổi 40.
Tiếc thay, do không có nguồn thu nhập nên quyền nuôi hai con gái lại được giao cho chồng cũ. Sau khi ly hôn, Dương Diệp đi tìm việc khắp nơi và cuối cùng trở thành bảo mẫu của Vương Quý, một cán bộ đã nghỉ hưu 64 tuổi.
Vương Quý đối xử rất tốt với Dương Diệp, hai người dần nảy sinh tình cảm. Sau khi biết được quá khứ bất hạnh của Dương Diệp, Vương Quý đã cầu hôn và muốn cưới bà. Dương Diệp cảm thấy nhà Vương Quý khá giả nên đã đồng ý. Hai cô con gái tuy có thành kiến nhưng cũng đành chiều ý cha già.
Trong vài năm sau khi kết hôn, hai vợ chồng Vương Quý khá hòa hợp. Mãi cho đến khi Vương Quý qua đời, ý định thật sự của Dương Diệp mới lộ ra - bà tham lam số tiền bồi thường giải phóng mặt bằng 3 triệu NDT nhưng bị hai cô con gái phát hiện nên đuổi bà ra khỏi nhà và cắt đứt quan hệ.
Chuyện đến đây có nhiều điểm thật khó nói. Liệu Dương Diệp có tình cảm thật sự với Vương Quý hay không? Và bà có phải lấy ông chỉ vì tiền thừa kế?
Song tạm gác lại những nghi vấn này, việc Dương Diệp không được hưởng thừa kế của ông Vương Quý là sự thật. Bởi lẽ sau khi ông mất, không hề có bản di chúc mang hiệu lực pháp lý nào, cái được gọi là “di chúc bằng miệng” do Dương Diệp nói ra kia còn chẳng phải giấy trắng mực đen.
Nhìn Dương Diệp khóc lóc mỗi khi nhắc về người chồng quá cố có lẽ khiến nhiều người đồng cảm, song mục đích có được một phần trong số tiền 3 triệu NDT thì thật vô vọng.
Nguồn: 163
Phụ nữ mới