Hai cụ bà làm một việc trên bàn tiệc khiến khách khứa ngán ngẩm: "Tiền mừng đã gửi mà bụng thì vẫn đói"
Việc làm này xuất phát với ý nghĩa tốt nhưng lại bị một số người làm cho "méo mó".
- 26-04-2024U60 đi họp lớp sau khi công ty phá sản, còn mạnh tay bao nguyên 7 bàn tiệc, hôm sau ngỡ ngàng khi nhận được 1 tin nhắn
- 08-04-2024Con trai đỗ đại học, tôi đặt 20 bàn tiệc mời cả lớp con nhưng không ai tới: Nhắn một câu vào nhóm phụ huynh, tất cả đều xin lỗi
- 30-03-2024Chú tôi tổ chức đám cưới 100 bàn tiệc cho con trai nhưng không ai đến dự: Biết được lý do chẳng dám trách, còn xấu hổ với người làng
Tại một số vùng nông thôn Trung Quốc, lưu thủy tịch là hình thức đãi tiệc phổ biến, khách đến dự có thể nhập tiệc bất cứ lúc nào. Đặc trưng của loại tiệc này là mâm cỗ thường được bày biện rất nhiều món ăn, lên đến hơn chục món trên một bàn. Thông thường, khách dự tiệc được phép đóng gói đồ ăn thừa mang về, vừa tránh lãng phí, vừa tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho bữa tiệc.
Tuy nhiên, việc tranh giành đồ ăn tại một số đám tiệc đã trở thành vấn đề gây tranh cãi. Trong khi nhiều người ý thức được việc lấy đồ ăn thừa một cách lịch sự, một số người lại chen lấn, xô đẩy để giành giật những phần thức ăn còn lại, thậm chí còn chưa đợi khách trên bàn ăn xong.
Đầu tháng 8/2024, một đoạn clip ghi lại cảnh tượng hai cụ bà ngang nhiên "hốt" đồ ăn thừa trên bàn tiệc khiến thực khách ngán ngẩm bỏ về đã gây xôn xao cộng đồng mạng Trung Quốc. Sự việc được cho là xảy ra tại một đám tiệc ở vùng nông thôn thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Hai cụ bà lấy đồ ăn, khách ngán ngẩm đứng dậy
Theo thông tin được chia sẻ, bữa tiệc được tổ chức với sự tham dự của rất đông khách mời. Mọi người ngồi quây quần bên mâm cỗ, thưởng thức những món ăn ngon. Trong khi đó, ở một góc bàn, hai cụ bà đang nhanh tay "dọn dẹp" thức ăn thừa trên bàn của những vị khách đã ra về.
Lúc này, một nhóm khách nữ vẫn đang dùng bữa, trên bàn còn rất nhiều thức ăn. Có vẻ như họ chỉ vừa mới nhập tiệc. Thấy bàn bên cạnh đã hết khách, hai cụ bà liền chuyển hướng sang "mục tiêu" mới.
Nhân lúc một vị khách nam trẻ tuổi rời khỏi bàn, hai cụ bà liền tiến đến gần, bất chấp việc nhóm khách nữ vẫn còn đang dùng bữa. Không rõ hai cụ bà đã nói gì với nhóm khách, nhưng ngay sau đó, họ bắt đầu "hành động", nhanh tay gắp hết món ngon trên bàn vào túi của mình.
Một người đàn ông ngồi giữa bàn tiệc bất đắc dĩ phải đứng lên nhường chỗ cho hai cụ bà. Có lẽ anh ta cũng không muốn cản trở hai cụ bà. Thế nhưng, hành động của hai người này ngày càng trở nên quá đáng. Họ không ngừng lựa chọn những món ngon nhất, chỉ chừa lại đĩa rau và vài miếng thịt thừa.
Chứng kiến cảnh tượng khó coi này, người đàn ông chỉ biết lắc đầu ngao ngán, bỏ đũa đứng dậy bỏ về.
Bữa tiệc vui vẻ bỗng dưng bị phá hỏng
Chứng kiến cảnh tượng này, những vị khách khác cũng không còn tâm trạng ăn uống. Hai vị khách nữ còn lại trên bàn đành ngậm ngùi nhìn mâm cỗ dang dở.
Họ cho biết bản thân đã bỏ tiền mừng và được mời thưởng thức bữa tiệc, nhưng lại gặp phải tình huống "cười ra nước mắt" này. Họ chia sẻ: "Tham dự tiệc cưới là chuyện vui, lẽ ra chúng tôi phải được thoải mái. Thế nhưng lại gặp phải chuyện chẳng đâu vào đâu, tiền mừng thì đã gửi mà bụng thì vẫn đói."
Hai vị khách nữ cho biết thêm, phần lớn người dự tiệc chỉ lấy đồ ăn thừa khi mọi người đã dùng xong bữa. Nhưng cũng có một số người lại đi theo nhóm, mang theo rất nhiều túi nilon và sẵn sàng "càn quét" bất cứ bàn tiệc nào. Thậm chí, có người còn nói: "Phải lấy nhiều một chút mới bõ tiền mừng".
Đối với những người tham dự tiệc, việc gặp phải những vị khách "hồn nhiên" như vậy khiến họ cảm thấy bữa ăn kém phần ngon miệng. Họ cho rằng, việc lấy đồ ăn thừa là bình thường, nhưng phải biết lựa lời, lựa lúc và thể hiện sự tôn trọng đối với những người xung quanh.
Hai vị khách nữ trong câu chuyện cũng chia sẻ kinh nghiệm của mình khi tham dự tiệc lưu thủy tịch. Theo đó, để tránh gặp phải tình trạng "dở khóc dở cười" như trên, họ thường lựa chọn ngồi cùng bàn với người quen hoặc bạn bè.
Khách quan mà nói, việc đóng gói đồ ăn thừa là hành động đẹp, thể hiện sự quý trọng thức ăn và tránh lãng phí. Tuy nhiên, chúng ta cần phải lựa chọn thời điểm thích hợp và thể hiện sự lịch sự, tôn trọng đối với những người xung quanh. Đặc biệt, khi tham dự những bữa tiệc lớn, chúng ta nên hỏi ý kiến của mọi người trước khi lấy đồ ăn thừa, tránh trường hợp như câu chuyện trên.
Theo Sohu
Đời sống & pháp luật