Hai thứ trên giường là ổ vi khuẩn, bẩn "trường tồn" nhưng 80% người dùng chẳng nhớ tới việc vệ sinh
Nhiều người dùng mấy năm mới giặt hoặc thay 2 thứ đồ này.
- 12-12-2024Cổ nhân nhắc: 3 thứ đặt quanh giường làm nhà tan cửa nát, tiền bạc "đội nón ra đi"
- 09-12-2024Nằm thêm vài phút để bảo vệ sức khỏe: 3 bước cần nhớ khi rời giường vào mùa đông, đặc biệt quan trọng
- 09-12-2024Mầm mống ung thư hình thành từ 1 món quen trên giường ngủ: Càng mua rẻ càng tổn thọ
Đối với hầu hết mọi người, chỉ cần thường xuyên thay ga trải giường, vỏ chăn, vỏ gối đã được coi là một thói quen vệ sinh tốt. Nhưng, thực tế thì như vậy vẫn chưa đủ.
Bởi vì trên giường còn hai thứ bẩn hơn nữa: Nệm và ruột gối.
Tại sao lại nói nệm và ruột gối bẩn?
Câu chuyện bắt đầu khi tôi dùng máy hút bụi làm sạch giường và thu được kết quả như thế này:
Nhìn thấy 1 đống bụi bám trong máy hút bụi, tôi đã tự hỏi: Liệu chỉ có nệm cao su mới có bụi hay là tất cả các loại nệm đều bẩn? Do đó tôi đã nghiên cứu và thật bất ngờ: Hoá ra tất cả các loại nệm đều bẩn. Không chỉ nệm, ruột gối cũng bẩn thỉu không kém.
Ngoài những chất bẩn thông thường như bụi, mồ hôi, dầu trên da, vảy da và lông tóc thì trên nệm và ruột gối còn có một mối đe dọa mà mắt thường không thấy — mạt bụi!
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ mạt bụi – nguồn gây dị ứng trong bụi từ nệm và gối cao hơn nhiều so với các loại bụi khác ở ghế sofa, sàn nhà hay các đồ nội thất trong nhà.
Điều quan trọng là mạt bụi không chỉ bẩn theo kiểu bình thường mà còn có nhiều tác hại đến sức khoẻ con người.
Bệnh tật do mạt bụi rất nhiều. Một nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ phản ứng dương tính với mạt bụi trong nhóm người khỏe mạnh ở Tô Châu (Trung Quốc) là 15.3%, ở bệnh nhân dị ứng là 82.3%, trong đó có 47.9% phản ứng mạnh và rất mạnh.
Tôi nhận thấy rằng tỷ lệ phản ứng và cường độ phản ứng cũng phụ thuộc nhiều yếu tố khác, như nữ giới sẽ phản ứng mạnh hơn nam giới, trẻ em dưới 10 tuổi dễ phản ứng hơn lứa học sinh và sinh viên. Các bệnh về phản ứng với mạt bụi sẽ liên quan đến khoa nhi, khoa tai mũi họng, khoa hô hấp, khoa da liễu và nhiều chuyên khoa khác.
Vì vậy, để giữ vệ sinh, ngoài việc thay ga trải giường, vỏ chăn, vỏ gối, chúng ta cần phải thường xuyên làm sạch ruột gối và nệm.
Vậy làm thế nào để làm sạch ruột gối?
Vì các loại ruột gối có chất liệu khác nhau nên phương pháp làm sạch cũng khác nhau. Dưới đây là 6 loại ruột gối phổ biến:
1. Ruột gối làm từ vật liệu tự nhiên
Thường được làm từ các vật liệu như hạt cúc vạn thọ, vỏ đậu xanh, vỏ cám... Với ruột gối làm từ vật liệu tự nhiên như vậy, bạn nên giặt tay nhẹ nhàng với nước ấm, sau đó phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ mùi hôi và giúp diệt khuẩn. Tránh giặt máy để không làm hỏng cấu trúc của ruột gối.
Tuy nhiên, cần lưu ý là loại gối này vừa không có khả năng chống khuẩn, vừa dễ dàng tích tụ bụi bẩn, lại không thể giặt bằng nước. Vậy nên phương pháp “vệ sinh” hiệu quả nhất là đổ bỏ phần ruột, đem ra phơi nắng để loại bỏ mùi hôi và vi khuẩn, sau đó sử dụng rây để lọc sạch hoặc thay mới nếu cần.
2. Gối ruột làm từ cao su
Sau 1 thời gian sử dụng, gối cao su dễ bị phân hủy, càng dễ bị tích bụi bẩn.
Nhưng gối cao su có thể giặt. Để tránh hỏng gối, hãy giặt nhẹ nhàng sau đó chỉ nên để khô tự nhiên, không phơi dưới ánh nắng trực tiếp hoặc sử dụng máy sấy để tránh làm gối bị biến dạng và hỏng.
3. Ruột gối sợi tổng hợp
Là loại ruột gối được nhồi bằng bông nhân tạo, sợi đậu nành, sợi bông.... Loại gối này bạn cứ giặt thoải mái, chỉ cần không dùng nước quá nóng là được. Phơi nắng cũng vô tư, không sợ hỏng. Nhược điểm duy nhất của em này là không đủ êm ái, sau 1 thời gian ngắn sử dụng là xẹp lép ngay.
4. Ruột gối mút hoạt tính
Những chiếc gối mút hoạt tính loại tốt thì có thể giữ được lâu mà không bị xẹp, nhưng sau cùng vẫn sẽ bị bở vụn. Loại này lại không thể giặt vì nếu bạn giặt sẽ phá hỏng cấu trúc gối. Cách duy nhất là dùng máy hút bụi nhưng cũng không thể làm sạch hoàn toàn.
5. Ruột gối lông vũ
Theo tôi, đây là loại ruột gối êm ái nhất. Gối này có thể giặt nhưng phải thật cẩn thận, không được vắt mạnh vì sẽ làm lông bị mất độ phồng và gối không còn ôm sát.
6. Ruột gối silicon
Đây là loại ruột gối mới nổi gần đây, được nhiều người đánh giá cao. Vì làm từ silicon nên chắc chắn là có thể giặt được.
Giống như sợi polyester, bạn có thể giặt thoải mái, giặt máy, sấy khô hay phơi nắng đều được. Chỉ cần tránh phơi nắng quá lâu, nếu không gối sẽ bị ngả vàng.
Còn cách làm sạch nệm thì sao?
Nệm có rất nhiều loại làm từ nhiều chất liệu. Tôi sẽ điểm qua về cách vệ sinh 5 loại nệm phổ biến nhất.
1. Nệm lò xo
Đây hiện là loại nệm phổ biến nhất. Dù chất liệu nệm lò xo rất đa dạng nhưng cấu trúc hầu như lại giống nhau, gồm ba lớp: Lớp lò xo, lớp đệm êm và lớp vải bọc.
Nếu nhà bạn đang dùng loại nệm lò xo có thể tháo rời thì dễ làm sạch hơn rất nhiều.
Phần bề mặt có thể tháo ra và bỏ vào máy giặt để giặt, phần lò xo thi không cần giặt, còn lớp đệm thường được làm từ các chất liệu giống như cao su, sợi tổng hợp, bông... nên có thể hút bụi và phơi nắng định kỳ.
Nếu nệm lò xo nhà bạn không tháo rời được thì làm sạch sẽ phức tạp hơn và cần chia làm hai bước:
Bước 1: Dùng máy hút bụi
Dù khoong quá hiệu quả nhưng đây là phương pháp duy nhất để hút sạch bụi bẩn và mạt bụi trên nệm. Trông có vẻ sạch sẽ nhưng thực tế khi bạn hút bụi sẽ thấy 1 đống bụi bẩn và tạp chất trên nệm đấy.
Bước 2: Làm sạch bề mặt nệm
Công cụ tốt nhất để làm việc này là máy vệ sinh vải bọc kết hợp với chất tẩy rửa. Hoặc nếu nhà có máy hút bụi thì chỉ cần mua thêm một đầu hút nước cho máy hút bụi và gắn vào là có thể dùng được.
2. Nệm cao su
Nệm cao su ở đây là loại hoàn toàn từ cao su thiên nhiên. Nếu nệm đã sử dụng vài năm và dùng máy hút bụi mà vẫn hút ra nhiều bụi bẩn, thì lời khuyên là bạn nên thay mới.
Nếu nệm của bạn vẫn còn mới, bạn chỉ cần dùng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn là đủ.
3. Nệm làm từ sợi cọ hoặc sợi dừa
Là nệm từ chất liệu như sợi cọ, sợi dừa, sợi mây… Nếu là sợi thật, bạn có thể rửa với nước nhưng không cần thiết lắm vì bên trong cũng không quá bẩn và sau khi rửa thì rất khó khô.
Còn nếu là giả, thường thì bên trong có keo, gặp nước là nở ra ngay. Do đó bạn không nên làm ướt loại này.
Vì vậy, dù là sợi thật hay giả, bạn chỉ cần tháo lớp bọc ra để giặt rồi phơi nệm cho khô và ngăn mốc.
Nếu có lớp cao su, nhớ rằng lớp này không dày, vẫn có thể giặt được.
4. Nệm 3D
Là loại nệm khá phổ biến trong những năm gần đây và cũng là loại dễ làm sạch nhất.
Thực chất đây là nệm sợi không khí có thể thoải mái tiếp xúc với nước, thậm chí giặt sạch cùng với lớp bọc bên ngoài. Với đặc điểm này, đây chắc chắn là nệm lý tưởng nhất cho các bé sử dụng.
5. Nệm mút hoạt tính
Lý thuyết có thể giặt nhưng thực tế thì không. Vì khả năng hút nước quá mạnh và nhanh nên chỉ có thể dùng máy hút bụi để hút bụi và làm sạch lớp bọc bên ngoài.
Nguồn: post.smzdm
Phụ nữ số