MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hàng chục dự án “đất vàng nghìn tỉ” ở Mê Linh bị bỏ hoang sau 10 năm Hà Nội sáp nhập

16-08-2018 - 16:17 PM | Bất động sản

Hàng trăm hecta “đất vàng” của huyện Mê Linh (Hà Nội) bị bỏ hoang, cỏ mọc đầy. Gần chục năm trời, không hề có bất kỳ công trình, nhà xưởng hay khu đô thị nào như tên gọi của những dự án đã được giao đất cách đây 10 năm.

Những dự án nghìn tỉ được giao đất cách đây cả chục năm trời nhưng giờ vẫn nằm im, bất động khiến nhiều người xót xa.

Hàng chục dự án “đất vàng nghìn tỉ” ở Mê Linh bị bỏ hoang sau 10 năm Hà Nội sáp nhập - Ảnh 1.

Ghi nhận của PV Báo Lao Động, tại khu vực huyện Mê Linh, dọc hai bên con đường nối xã Tiền Phong, Đại Thịnh, Thanh Lâm..., có thể thấy hàng chục mảnh đất nhiều năm bỏ hoang, cỏ dại mọc.

Hàng chục dự án “đất vàng nghìn tỉ” ở Mê Linh bị bỏ hoang sau 10 năm Hà Nội sáp nhập - Ảnh 2.

Dự án Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 giờ vẫn còn khá sơ khai. Cỏ mọc hoang đầy trong khu dự án. Dự án này có diện tích 55,38ha với tổng mức đầu tư khoảng 810 tỷ đồng.

Hàng chục dự án “đất vàng nghìn tỉ” ở Mê Linh bị bỏ hoang sau 10 năm Hà Nội sáp nhập - Ảnh 3.

Theo quy hoạch, quỹ đất dành cho xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp và thương mại có diện tích 65.981m2, đất ở biệt thự 135.721m2, đất giáo dục 38.070m2, đất ở xây mới 261.602m2, đất giao thông chính khu vực 21.309m2 và nhiều đất sử dụng khác.

Hàng chục dự án “đất vàng nghìn tỉ” ở Mê Linh bị bỏ hoang sau 10 năm Hà Nội sáp nhập - Ảnh 4.

Khoảng 10 ha đất đã được đầu tư hạ tầng đường giao thông, trồng cây, san lấp. Song thực trạng nơi đây cho thấy dường như chủ đầu tư đã "bỏ quên" dự án này trong nhiều năm qua.

Hàng chục dự án “đất vàng nghìn tỉ” ở Mê Linh bị bỏ hoang sau 10 năm Hà Nội sáp nhập - Ảnh 5.

Nhiều dự án khác tại Mê Linh, Hà Nội cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Hàng chục dự án “đất vàng nghìn tỉ” ở Mê Linh bị bỏ hoang sau 10 năm Hà Nội sáp nhập - Ảnh 6.

Các công trình xây dựng được triển khai trên đất dự án gần như rất ít. Phần lớn diện tích chủ yếu để cỏ mọc hoang hóa.

Hàng chục dự án “đất vàng nghìn tỉ” ở Mê Linh bị bỏ hoang sau 10 năm Hà Nội sáp nhập - Ảnh 7.

Một vài khu dự án được quây lại.


Hàng chục dự án “đất vàng nghìn tỉ” ở Mê Linh bị bỏ hoang sau 10 năm Hà Nội sáp nhập - Ảnh 8.

Đi qua những dự án chậm triển khai, những dự án "ngủ quên" 10 năm, nhiều người dân không khỏi nuối tiếc.


Hàng chục dự án “đất vàng nghìn tỉ” ở Mê Linh bị bỏ hoang sau 10 năm Hà Nội sáp nhập - Ảnh 9.

Mới đây, liên quan đến các dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn, HĐND thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên chất vấn và giải trình về vấn đề này.


Hàng chục dự án “đất vàng nghìn tỉ” ở Mê Linh bị bỏ hoang sau 10 năm Hà Nội sáp nhập - Ảnh 10.

Hiện các dự án án nhà tại khu vực các xã Tiền Phong, Mê Linh, Đại Thịnh, Thanh Lâm vẫn là khu đất trống, hoang vu, cỏ dại um tùm, những khu nhà xây thô dang dở, không một bóng người.


Hàng chục dự án “đất vàng nghìn tỉ” ở Mê Linh bị bỏ hoang sau 10 năm Hà Nội sáp nhập - Ảnh 11.

Hà Nội sẽ xử lý, giám sát 383 dự án chậm triển khai

Mới đây, tại phiên họp giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, TP sẽ công bố danh sách 47 dự án chậm tiến độ, cần thu hồi sau phiên giải trình. Theo kết quả giám sát của Thường trực HĐND TP.Hà Nội, tổng số dự án chậm triển khai, có dấu hiệu vi phạm lên tới 383. Một số quận, huyện có số dự án chậm nhiều là Hoài Đức với 51 dự án; Mê Linh 50; Nam Từ Liêm 48; Hoàng Mai 25; Bắc Từ Liêm 23...

Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, việc để tồn đọng 383 dự án chậm do nhiều nguyên, trong đó có việc cơ quan quản lý các sở ngành, quận huyện chưa làm hết trách nhiệm, nể nang, né tránh. Bà Ngọc đưa ra ví dụ, từ tháng 10.2012 đến 3.2018, UBND TP ban hành 38 quyết định thu hồi dự án, nhưng đến nay còn 22 dự án chưa được thực hiện. Theo đó, Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội cho biết, sẽ giám sát việc tham mưu, xử lý 383 dự án chậm, đồng thời xem xét đưa vào nội dung chất vấn tại kỳ họp HĐND cuối năm 2019.

Theo Vương Trần

Lao Động

Trở lên trên