MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hàng chục tàu chở LNG bị mắc kẹt ngoài khơi châu Âu

19-10-2022 - 10:12 AM | Thị trường

Các nhà máy chuyển hoá LNG thành khí đốt ở châu Âu đang bị quá tải, dẫn đến việc tàu chở LNG không thể cập bến khu vực này.

Hàng chục tàu chở khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) đang đi vòng vòng ngoài khơi Tây Ban Nha và các nước châu Âu khác vì không thể dỡ hàng trong bối cảnh các nhà máy chuyển hoá từ khí tự nhiên hoá lỏng sang khí đốt đã hết công suất hoạt động.

Châu phải đối mặt với tình trạng siết nguồn cung năng lượng do Nga dần cắt giảm dòng khí đốt sang châu Âu. Khu vực này buộc phải tìm nguồn cung thay thế, trong đó LNG là giải pháp hàng đầu. Tuy nhiên, việc các chuyến tàu chở LNG ồ ạt cập bến châu Âu đã khiến các nhà máy chuyển hoá khí hoá lỏng thành khí đốt bị quá tải.

Theo các thương nhân và nhà phân tích, hiện tại có khoảng 35 tàu chở đầu LNG đang "trôi dạt" ngoài khơi Tây Ban Nha và khu vực xung quanh Địa Trung Hải với ít nhất 8 tàu neo đậu ngoài khơi vịnh Cadiz.

Hàng chục tàu chở LNG bị mắc kẹt ngoài khơi châu Âu - Ảnh 1.

Rất nhiều tàu chở LNG đang phải chạy vòng vòng ngoài khơi Tây Ban Nha chờ cập bến để dỡ hàng.

Tây Ban Nha, trong khi đó, chỉ cung cấp được 6 địa điểm cho hàng hoá cập bến trong tuần này, bằng 1/5 số tàu xếp hàng ngoài khơi.

Đó là chưa kể đến các tàu LNG đang neo đậu gần các quốc gia ngoài khơi khác, đồng nghĩa có hàng chục tàu đang phải chờ đợi.

Sự thiếu hụt các nhà máy chuyển hoá LNG thành khí đốt cũng như các đường ống kết nối các cơ sở này đến các thị trường châu Âu khác khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng. "Chúng tôi đã thấy một số lượng hàng hoá lớn chờ đợi ở ngoài khơi miền nam Tây Ban Nha hay Vương quốc Anh.

Froley của ICIS cho biết một lý do khác dẫn đến tình trạng tắc nghẽn ngoài khơi là do giá khí đốt dự kiến tăng khi mùa đông đến gần do nhu cầu sưởi ấm tăng lên. Vì vậy, một số tàu đang chờ đợi để bán hàng với giá cao hơn, bù đắp thêm cho chi phí vận chuyển.

Tuy nhiên, nếu tình trạng ùn ứ không sớm được giải quyết, những con tàu này có thể phải tìm kiếm các cảng thay thế ở bên ngoài châu Âu để dỡ hàng. Trước đó hôm 17/10, Trung Quốc đã ngừng bán LNG cho người mua từ nước ngoài để đảm bảo nguồn cung của chính họ.

Với 6 nhà máy, Tây Ban Nha có công suất tái khí hoá lớn nhất Liên minh châu Âu, chiếm 33% tổng lượng LNG và 44% công suất lưu trữ LNG.

Việc thiếu cơ sở hạ tầng đường ống đồng nghĩa ngay khi tái khí hoá xong, khí đốt cũng không thể vận chuyển ngay đến các nước châu Âu khác.

Trong tuần này, các nhà lãnh đạo của Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sẽ gặp nhau để cố gắng đặt thoả thuận về đường ống MidCat, có thể vận chuyển khí đốt – và tương lai là hydro – đến trung Âu.

MidCat sẽ sẽ đường ống kết nối khí thứ 3 giữa Tây Ban Nha và Pháp – điều các nhà điều hành châu Âu tin rằng sẽ giúp khu vực này giảm bớt sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Nguồn: Reuters

Đức Nam

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên