MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có một loại "vàng trắng" đang điều khiển cả thế giới hiện đại

24-03-2016 - 09:03 AM | Thị trường

"Cơn khát” ắc quy khiến thế giới đổ xô đến “tam giác lithium” Nam Mỹ.

Các nhà sản xuất pin đang tìm kiếm tất cả các nguồn lithium trên khắp thế giới và họ có thể thành lập liên doanh ở những nơi đâu dù biết có nhiều rủi ro, bởi giá trị, sự khan hiếm và tốc độ tăng giá của loại “vàng trắng” này.

Đổ xô đến tam giác lithium

Đã xa rồi cái thời đậu tương và gia súc là những sản vật chính trên các cánh đồng phì nhiêu, Argentina đang ngày càng hấp dẫn với một loại hàng hoá khác không chỉ có giá trị hơn rất nhiều mà giá của nó còn không ngừng leo thang do nhu cầu tăng và vô cùng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Lithium, còn được gọi là “vàng trắng”, điều khiển cả thế giới hiện đại. Kim loại này là một thành phần nhỏ nhưng lại không thể thiếu trong pin (ắc quy) có thể sạc lại, được sử dụng trong các thiết bị tiêu dùng như điện thoại di động, ô tô điện... Kim loại này cũng được sử dụng trong dược phẩm và nhiều ứng dụng khác.

Hơn một nửa nguồn tài nguyên lithium trên trái đất được xác định nằm ở “tam giác lithium” Nam Mỹ, đặc biệt tập trung ở những hồ trên cao và những mỏ muối trắng bạc đẹp như thiên đường nằm giữa Chile, Argentina và Bolivia.

Cho đến gần đây, các nhà đầu tư vẫn cảm thấy bất lực bởi những chính sách bảo toàn nguồn tài nguyên quý giá này của chính phủ các nước sở hữu. Argentina và Bolivia không khuyến khích đầu tư, còn Chile thì kiểm soát chặt chẽ sản lượng lithium.

Nhưng mọi thứ đang dần thay đổi.

Tại Argentina, nước sản xuất lithium lớn thứ 3 thế giới sau Chile và Australia, các nhà đầu tư đang hy vọng chính phủ mới của Tổng thống Mauricio Macri –đắc cử vào tháng 12 năm ngoái – sẽ có những chính sách cởi mở hơn trong tương lai. Ông Macri đã bắt đầu những thay đổi sâu rộng nhằm thúc đẩy nền kinh tế, xoá bỏ những kiểm soát nặng nề về đầu tư, và đang gửi tới các nhà đầu tư một thông điệp rằng đất nước ông đang mở cửa cho các hoạt động kinh doanh sau hơn một thập kỷ theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ.

“Trong suốt khoảng 10-12 năm qua, Argentina là một thị trường không có đầu tư. Nhưng mọi thứ đã thay đổi 180 độ,” Tom Hodgson, giám đốc điều hành của hãng Western Lithium cho biết. Hiện hãng này đang phát triển một dự án ở Argentina và dự án sẽ bắt đầu đi vào sản xuất từ năm tới.

Argentina giờ đây có một “cơ hội lớn” để xuất khẩu lithium, ông Hodgson cho biét tại cuộc hội thảo ngành khai mỏ vừa diễn ra tại Toronto.

Western Lithium đang làm việc với hãng sản xuất thép Hàn Quốc POSCO. Tháng trước chủ tịch POSCO đã tới Hàn Quốc để gặp gỡ ông Macri và bắt đầu xây dựng một nhà máy lithium mới – sẽ đi vào sản xuất lithium thương phẩm sau đó một năm. Công ty thăm dò và khai thác khoáng sản Orocobre cũng đang phát triển một dự án.

Nhưng có lẽ công ty được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc cách mạng ngành lithium của Argentina chính là tập đoàn hoá chất và nông nghiệp Mỹ FMC Corp. FMC đã đi vào sản xuất lithium ở mỏ muối Salar de Hombre Muerto ở miền bắc Argentina. Lithium góp một phần nhỏ trong thu nhập của FMC, nhưng phần này đang tăng trưởng rất nhanh, dự kiến doanh thu sẽ đạt khoảng 250 triệu USD trong năm nay.

"Giờ đây chính phủ Argentina đang bắt đầu thay đổi chính sách, điều này tạo thêm niềm tin cho chúng tôi, và chúng tôi đã có thể nhìn thấy những hiệu quả to lớn,” phó chủ tịch của FMC Lithium, ông Tom Schneberger cho biết, và thêm rằng: “Chúng tôi hy vọng hiệu quả từ kinh doanh lithium năm 2016 sẽ tăng trưởng mạnh, và mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng vào năm 2020.”

Nhu cầu lithium dự báo sẽ vượt cung vào năm 2023, theo các chuyên gia tư vấn của Stormcrow Capital – hãng có phần lớn tài sản đến từ mảng pin có thể sạc.

Bolivia được xác định là nước có nguồn lithium lớn nhất thế giới – chiếm ½ trữ lượng của toàn thế giới, nhưng khai thác kim loại này ở Bolivia “chắc chắn sẽ chưa phát triển sau một khoảng thời gian dài nữa,” chủ tịch hãng Stormcrow, ông Jon Hykawy nhận định. Bolivia có khí hậu khắc nghiệt – mưa quá nhiều, lẫn nhiều hoá chất khác – cộng thêm đó là môi trường đầu tư chưa thông thoáng.

Còn Chile có khí hậu sa mạc khô, “hoàn hảo” cho sản xuất lithium, chuyên gia khoáng sản của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết.

Nơi có nhiều lithium nhất của Chile là mỏ muối rộng lớn Salar de Atacama, ở đó công ty trong nước SQM và công ty có vốn đầu tư nước ngoài Rockwood đang hoạt động. Bộ trưởng Bộ Khoáng sản Aurora Williams cho biết “Chile sắn sàng ủng hộ bất kỳ ai muốn thăm dò và sản xuất khoáng sản, miễn là họ tuân thủ các quy định của Chile.”

Việc tư nhân hoá các mỏ lithium và sự thay đổi cách thức quản lý các nguồn tài nguyên ở Chile đã thu hút sự quan tâm của mọi người, từ các công ty khai thác mỏ đến những hãng sản xuất xe điện như Tesla.

Lo lắng về nguồn cung trong tương lai

Các chuyên gia trong ngành cảnh báo việc đẩy tăng sản lượng là một vấn đề phức tạp. Và đây cũng chính là mối lo ngại của các hãng sản xuất ắc quy và những nhà sử dụng lithium khác lo ngại.

Không chỉ Tesla, các công ty sản xuất ô tô truyền thống trong đó có Nissan và BMW cũng đang tận dụng cơ hội ngành xe điện bùng nổ. Hãng Daimler của Đức mới đây thông báo sẽ xây dựng một nhà máy mới sản xuất pin lithium-ion (loại pin sạc có độ bền cao), trong khi các hãng công nghệ như Samsung và Foxconn cũng là những nhà sử dụng chính.

Do giá tăng, các nhà sử dụng luôn muốn chốt hợp đồng. Lithium carbonate is đang được bán với giá 6.400 USD/kg, so với giá 5.180 USD năm 2011. Giá ở thị trường Trung Quốc thậm chí còn cao hơn.

Thứ trưởng Bộ Khoáng sản Chile, ông Ignacio Moreno cho biết Tesla và nhiều hãng sản xuất ô tô khác đã tới Chile với hy vọng sẽ có thể đảm bảo được nguồn cung cấp trong tương lai.

Vân Chi

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên