Thông tin hàng hóa nguyên liệu nổi bật 24h
7,92 tỷ là con số ấn tượng về xuất khẩu ngành thủy sản trong năm 2014, với 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt tỷ USD; Tết này người tiêu dùng yên tâm với chất lượng bánh kẹo…
- 28-12-2014Thông tin hàng hóa nguyên liệu nổi bật tuần 22/12 – 28/12: Giá nhiều mặt hàng giảm
- 26-12-2014Thông tin hàng hóa nổi bật ngày 26/12: Giá cước hàng hóa và vé tàu cùng giảm
- 25-12-2014Thông tin hàng hóa nguyên liệu nổi bật ngày 25/12
Năm 2015 thủy sản đặt mục tiêu cán đích 8 tỷ USD
Năm 2014, trong số 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu tỷ USD của ngành nông nghiệp, riêng lĩnh vực thủy sản đã đóng góp 2 mặt hàng chính là tôm và cá tra.
Sự vươn lên của ngành thủy sản đã kéo cả “đoàn tàu” nông nghiệp đạt mức hơn 30 tỷ USD về kim ngạch xuất khẩu, tăng hơn 3 tỷ USD so với năm ngoái. Tuy nhiên theo các chuyên gia để phát huy lợi thế về xuất khẩu, thời gian tới ngành thủy sản cần tìm kiếm thêm sản phẩm tiềm năng, thống nhất về hành động và hiểu sâu hơn về hội nhập.
Mặc dù còn không ít khó khăn và thách thức phía trước đối với ngành thủy sản, nhưng với đà tăng trưởng mạnh mẽ và kim ngạch xuất khẩu mà ngành đạt được trong năm nay, với mục tiêu cán đích 8 tỷ USD với năm 2015 chỉ còn là vần đề thời gian.
Bớt lo bánh kẹo tết không rõ nguồn gốc
Bánh kẹo nằm trong tốp các ngành hàng tăng trưởng mạnh nhất vào dịp tết. Chi tiêu cho bánh kẹo tăng gấp ba lần so với những tháng bình thường.
Ông Phan Văn Thiện, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bibica, cho biết sản lượng bánh kẹo sôcôla các loại tết năm nay ra thị trường là 1.350 tấn, tăng 20% so với năm ngoái.
Sản phẩm cao cấp có giá thấp hơn hàng ngoại 20%-30%; khoảng 30% sản phẩm giữ nguyên giá thành, bằng năm 2014, một số ít sản phẩm tăng 5%. Ông Thiện cho hay mức độ tiêu dùng tết tăng nhẹ 10%-15%. Ngoài ra do cẩn thận với các mặt hàng ngoại không rõ xuất xứ, người tiêu dùng đã mạnh dạn hơn trong việc tiêu thụ hàng nội. Xu hướng “giảm lượng, tăng chất” đang dần được nâng cao.
Việt Nam xuất khẩu 40 nhóm hàng sang Hàn Quốc
Thêm 3 nhóm mặt hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc trong 11 tháng năm 2014, nâng tổng số nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc lên con số 40.
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc trong 11 tháng năm 2014 đạt 6,53 tỷ USD, tăng trưởng 7,1% so với cùng kỳ năm trước.
Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã được đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc trong 11 tháng năm 2014 gồm: Sản phẩm dệt may; gỗ và sản phẩm; giày dép; thủy sản; cao su; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện...
Đáng chú ý, trong 11 tháng qua, Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng thêm số lượng mặt hàng so với cùng kỳ năm 2013 gồm: Vải mành, vải kỹ thuật khác; thức ăn gia súc và nguyên liệu; đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận với kim ngạch đạt tương đối cao.
Sẽ có cuộc “cách mạng ’’ mới trong ngành điều
Từ một cây mang mục tiêu “xóa đói giảm nghèo”, nhưng hơn 20 năm sau, ngành điều đã gây ấn tượng mạnh mẽ khi “vươn vai” trở thành “người khổng lồ” với 8 năm liên tiếp đứng số 1 thế giới về XK.
Loài cây đang giải quyết việc làm cho trên 900.000 lao động sau 26 năm tham gia XK (1988 - 2014), đã có tới 8 năm liên tiếp đứng số 1 thế giới về XK nhân điều (2006 - 2014), đưa sản phẩm đi tới trên 40 quốc gia và ngần ấy năm đã đem về hàng chục tỷ đô la cho đất nước. Để có thể làm được kỳ tích này, giai đoạn trước đã chứng kiến sự bùng nổ xuất hiện liên tiếp các DN hoạt động trong ngành điều.
Tổng tư lệnh ngành Nông nghiệp cũng vừa cho phê duyệt “Đề án phát triển bền vững ngành điều VN đến năm 2020”. Tất nhiên, 2 điểm yếu nêu trên được đề án chú ý đặc biệt. Về vấn đề tăng năng suất, giúp nâng cao thu nhập cho nông dân, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu từ nay đến năm 2020, phải tiến hành ghép cải tạo thật nhanh để đưa năng suất lên trên 2 tấn/ha.
Câu chuyện kinh doanh: Để giá hàng hóa giảm cùng giá xăng?
Giá xăng dầu giảm mức kỷ lục nhưng giá cước vận tải giảm không tương ứng, kéo theo giá hàng hóa tiêu dùng thiết thực với người dân cũng không giảm.
Cụ thể, sáng ngày 28-12 nhiều bà nội trợ không khỏi bất ngờ với nhưng người bán hàng có thái độ “ vô cảm” với giá xăng. Với họ giá xăng giảm không tác động gì tới giá hàng hóa.
Với giá xăng dầu như hiện nay các chi phí vận chuyển hàng hóa từ chợ đầu mối về tới chợ bán lẻ đã giảm 30%. Vì vậy hàng hóa tới tay người tiêu dùng ít nhiều phải được giảm giá, nhưng ngược lại các tiểu thương vẫn đưa ra vô ngàn lý do để không giảm giá các mặt hàng.
Ngay lập tức, Bộ tài chính có công văn hỏa tốc đề nghị các Bộ, ngành địa phương phối hợp kiểm tra kê khai giá cước vận tải.
>>> Dừng tái xuất, thuốc lá nhập lậu sẽ phải tiêu hủy
Hà Thắm