Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu đối diện nhiều thách thức
Sau 4 năm thực thi Hiệp định EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU), tình hình thương mại giữa Việt Nam và châu Âu có những kết quả khả quan. Tuy vậy, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt không ít khó khăn khi chi phí và sự cạnh tranh tăng cao.
- 23-09-2024Vì sao miễn thuế hàng tỷ USD hàng hóa vào Việt Nam/tháng?
- 23-09-2024Nhiều DN hàng đầu muốn hợp tác với Việt Nam chinh phục “mỏ vàng” trị giá 1.000 tỷ USD: Cơ hội rất lớn!
- 23-09-2024Một doanh nghiệp Việt tiên phong khai thác "viên kim cương" hàng chục tỷ USD
Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt khoảng 45,2 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 34,4 tỷ USD, tăng 18,5 %, còn nhập khẩu đạt 10,8 tỷ USD, tăng 11,4 %.
Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và EU được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh từ nay đến cuối năm.
Bà Đinh Thị Bảo Linh - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) nhận định, cùng với lộ trình giảm thuế giữa hai phía và sự thay đổi trong chiến lược phát triển của các tập đoàn lớn trên thế giới, những thuận lợi mà EVFTA mang lại góp phần không nhỏ, giúp tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam sang EU có kết quả khả quan trong thời gian qua.
Bên cạnh những thuận lợi, theo bà Bảo Linh, hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam sang EU cũng gặp không ít thách thức. Đó là, việc đáp ứng yếu tố phi thương mại, sức ép về cạnh tranh với nước ngoài hay với các doanh nghiệp thương mại điện tử luôn đặt ra nhiều khó khăn cho nhà xuất khẩu của nước ta.
Mặc dù quy mô hàng hóa xuất khẩu ở Việt Nam tương đối cao, nhưng vẫn chưa thể gom đơn hàng xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan,…
Ngay cả khi sản xuất được thì việc đảm bảo các quy định mới với tiêu chuẩn rất cao của thị trường EU luôn là khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt.
Ông Trần Ngọc Quân - Tham tán Thương mại Việt Nam tại EU cho hay, kể từ khi có dịch Covid-19 đến nay, các nước EU thiếu kết nối cảng, thiếu nguồn nhân lực nên giá cước vận tải tăng cao.
Cùng với đó, tuyến đường liên vận Việt Nam - EU cũng bị gián đoạn do chiến tranh Nga - Ukraine hay những xung đột tại Biển Đỏ khiến nhiều hãng tàu phải đi đường vòng, càng làm tăng chi phí vận tải, kéo theo chi phí hàng vận chuyển, chi phí bảo hiểm tăng theo.
VOV