MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hàng 'made in Korea' bùng nổ trên toàn cầu nhờ Squid Game và nhóm nhạc BTS

24-12-2021 - 14:41 PM | Thị trường

Hàng 'made in Korea' bùng nổ trên toàn cầu nhờ Squid Game và nhóm nhạc BTS

Làn sóng giải trí Hàn Quốc bùng nổ đang thu hút người tiêu dùng quan tâm đến văn hóa và ẩm thực của quốc gia này, thúc đẩy doanh số bán hàng trên toàn thế giới các mặt hàng khác nhau, từ bánh bao mandu đến máy lọc nước do nhóm nhạc nam BTS quảng cáo.

Nhạc pop Hàn Quốc, sự thành công của các bộ phim như "Parasite" từng đoạt giải Oscar và các chương trình truyền hình bao gồm loạt phim "Squid Game" của Netflix đang đưa các thương hiệu từng mờ nhạt vào dòng tiêu thụ chính tại Mỹ.

Dưới đây là một số sản phẩm từ xứ sở Kim Chi đang thu hút khách hàng ở nước ngoài:

Bánh bao Mandu của CJ Cheiljedang

Doanh số bán hàng của nhà sản xuất bánh bao đông lạnh Tập đoàn CJ Cheiljedang tăng 19% ở châu Á và châu Âu trong quý 3 và 8% ở Mỹ sau khi hai thành viên của nhóm nhạc K-Pop nổi tiếng BTS tranh giành nhau chiếc bánh bao mandu, món bánh bao phổ biến của Hàn Quốc.

CJ's vào năm 2019 đã mua lại của thương hiệu Mỹ Schwan's Co. nhà sản xuất Mrs.Smith's Pies và Tony's Pizza - giúp công ty Hàn Quốc tăng doanh số bán hàng tại thị trường thực phẩm Mỹ bằng cách sử dụng các kênh phân phối của Schwan và các nhà máy địa phương.

Năm 2020, gần một nửa doanh số bán hàng của CJ trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm đến từ thị trường nước ngoài. Kể từ năm 2020, Schwan's đã vận hành chiến dịch "Điểm đến châu Á" - các khu vực bên trong các nhà bán lẻ Mỹ trưng bày thực phẩm đông lạnh châu Á, bao gồm các sản phẩm như thương hiệu chính Bibigo.

Hàng made in Korea bùng nổ trên toàn cầu nhờ Squid Game và nhóm nhạc BTS - Ảnh 1.

Thương hiệu Bibigo tại một trận đấu bóng rổ mùa giải giữa LA Lakers và Brooklyn Nets ở Los Angeles hồi tháng 10

Không giống bánh bao Trung Quốc từ lâu đã phổ biến với những người phương Tây, mandu Bibigo bán ở Mỹ có một vỏ bọc ngoài mỏng với nhân hỗn hợp thịt gà và rau mùi. Các YouTubers biến tấu bằng cách hấp hoặc chiên mandu cũng đang trở thành trào lưu. Mandu thường có một lớp vỏ ngoài mỏng hơn và nhiều nhân hơn bánh bao từ nước láng giềng Trung Quốc.

Công ty có trụ sở tại Seoul đã có 670 tỷ won (570 triệu USD) dựa vào doanh thu mandu ở nước ngoài vào năm 2020, gần gấp đôi doanh thu nội địa. Một quảng cáo cho Bibigo đã được giới thiệu trên đồng phục của Los Angeles Lakers, đội bóng trong một thành phố có dân số người Mỹ gốc Hàn lớn.

"Thực phẩm là cách dễ nhất để trải nghiệm văn hóa của một quốc gia", Mijin Jo, một nhà phân tích tại NH Investment & Securities ở Seoul cho biết. "Sự thành công của K-content đang mang lại một tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất thực phẩm Hàn Quốc, trong khi nhu cầu toàn cầu đối với thực phẩm đã tăng lên trong đại dịch".

Mì ăn liền Nongshim

Cổ phiếu của nhà sản xuất mì ăn liền Nongshim tăng đột biến sau khi một trong những nhân vật nữ của "Parasite" đã nấu sản phẩm Chapagetti và Neoguri - để cho thấy một số người Hàn Quốc giàu có có thể chế biến mì làm sẵn giá rẻ bằng cách thêm thịt bò đắt tiền.

Doanh thu ở nước ngoài của Nongshim đã tăng 24% so với cùng kỳ năm 2020, lên 990 triệu USD, sau khi bộ phim nhận được giải Oscar cho Phim hay nhất năm 2020. Công ty tin rằng sự nổi tiếng của Parasite đã góp phần vào cơn sốt mì ăn liền. Nó cũng gây tiếng vang ở trong nước, với doanh số bán hàng trong nước tăng 60% trong ba ngày sau chiến thắng Oscar.

Hàng made in Korea bùng nổ trên toàn cầu nhờ Squid Game và nhóm nhạc BTS - Ảnh 2.

Nongshim đang xây dựng nhà máy thứ hai ở Mỹ, để tăng công suất bán tới 850 triệu gói mì ở Bắc và Nam Mỹ.

Sản phẩm lớn nhất của Nongshim - Sinramen, là loại mì ăn liền phổ biến nhất của Hàn Quốc. Tiêu thụ mì bình quân đầu người của người Hàn Quốc vào hàng cao nhất thế giới, với trung bình 80 gói được tiêu thụ mỗi năm, theo Hiệp hội mì ăn liền thế giới.

Chapagetti là một phiên bản ăn liền của jajangmyeon nổi tiếng của Hàn Quốc - mì với nước sốt đậu đen. Mì Neoguri chứa hải sản và gia vị. "Ký sinh trùng" đã tạo ra sự kết hợp của hai loại được gọi là "chapa-guri", mà người giúp việc của bà nội trợ giàu có đã thêm thịt bò Hàn Quốc đắt tiền. Công thức này thậm chí còn mới đối với người Hàn Quốc và truyền cảm hứng cho những người yêu mì trên khắp đất nước.

Dalgona (kẹo đường)

Dalgona, một loại kẹo đường giống như kẹo truyền thống Ppopgi, đang nổi lên sau khi thí sinh trong bộ phim "Squid Game" nổi tiếng gặp khó khăn trong việc cắt nó thành hình.

Một số nhà hàng ở Mỹ hiện đang phục vụ kẹo này trong thực đơn tráng miệng của họ. Doanh số bán đồ ăn nhẹ đã tăng 343% trên trang web mua sắm nổi tiếng của Hàn Quốc Gmarket.co.kr sau khi loạt phim được phát hành vào ngày 17 tháng 9 đến ngày 11 tháng 10, so với một tháng trước đó. Họ cũng tăng 351% tại các nhà bán lẻ trực tuyến Auction.co.kr.

Hàng made in Korea bùng nổ trên toàn cầu nhờ Squid Game và nhóm nhạc BTS - Ảnh 3.

Kẹo cũng đã trở thành trend trên phương tiện truyền thông xã hội, với những người dùng TikTok và YouTube, họ cố gắng cắt kẹo thành hình dạng bao gồm các ngôi sao và vòng tròn, giống như những người tham gia "Trò chơi mực" vậy. Một phần sức hấp dẫn của việc làm kẹo trong khi bị giãn cách xã hội trong đại dịch là sự đơn giản của các thành phần, người chơi không mất nhiều công sức để chuẩn bị mà vẫn có thể tận hưởng trò chơi thú vị này.

Ramen Samyang

Samyang Ramen - thương hiệu ramen lâu đời nhất, thuộc sở hữu của Công ty Thực phẩm Samyang - đã giới thiệu cho hàng chục triệu người xem trên toàn thế giới khi người dẫn chương trình "Squid Games" cho nhân vật chính của chương trình nếm thử mì tại một cửa hàng tiện lợi.

Ngay cả trước khi xuất hiện bất ngờ trên một trong những chương trình phát trực tuyến phổ biến nhất từ trước đến nay, công ty đã xuất khẩu sang 80 quốc gia ở nước ngoài.

Hàng made in Korea bùng nổ trên toàn cầu nhờ Squid Game và nhóm nhạc BTS - Ảnh 4.

Một gian hàng của Samyang Foods Co. tại một hội chợ triển lãm ở Thượng Hải.

Khoảng một nửa doanh số bán hàng của nó đến từ nước ngoài và gần 80% doanh số bán hàng ở nước ngoài là ramen Hot Chicken Flavor, một hương vị siêu cay đặc biệt phổ biến ở Trung Quốc. Một số người tiêu dùng nước ngoài thậm chí còn tổ chức Các cuộc thi của riêng họ để ăn mì cay càng nhanh càng tốt - chúng cay đến mức ngay cả người Hàn Quốc cũng không chịu nổi.

Máy lọc không khí và nước Coway

Không chỉ các công ty thực phẩm đang thu hút khách hàng mới ở nước ngoài. Nhà sản xuất máy lọc nước và không khí Hàn Quốc Coway Co. đã hợp tác với BTS để quảng cáo các sản phẩm của mình - bao gồm cả nệm - kể từ tháng 3.

Hàng made in Korea bùng nổ trên toàn cầu nhờ Squid Game và nhóm nhạc BTS - Ảnh 5.

BTS trong quảng cáo máy lọc không khí Coway

Động thái này đã được đền đáp khi sự nổi tiếng của các ca sĩ Hàn Quốc tăng vọt ở các thị trường Mỹ, với Coway báo cáo tổng doanh thu kỷ lục trong quý thứ ba, được thúc đẩy bởi mức tăng trưởng 43% ở Malaysia và 12% ở Mỹ.

Nguồn: Bloomberg

Khánh Huyền

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên