MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hàng ngàn người Việt trước cơ hội làm việc lâu dài ở Nhật

Sau nhiều tranh cải, ngày 27-11, Luật kiểm soát xuất nhập cảnh sửa đổi để mở rộng tiếp nhận lao đông nước ngoài vào Nhật làm việc đã được thông qua tại Hạ viện Nhật Bản.

Cùng ngày, Đảng cầm quyền đã chính thức phê duyệt sau phiên họp chính thức tại Hạ viện và gửi tới Thượng viện.

Đề xuất sửa đổi Luật được dựa trên việc cấp tư cách lưu trú mới "kỹ năng đặc định số 1" hoặc "số 2" cho lao động nước ngoài được chính phủ công nhận cho một số ngành nghề nhất định.

Dự kiến sau khi được thông qua tại Thượng viện (đang diễn ra kết thúc ngày 10-12 ) và trở thành luật, luật nhập cư cải cách của Nhật sẽ tạo điều kiện cho hàng trăm ngàn lao động nước ngoài, trong đó có Việt Nam tới Nhật trong thời gian 5 năm tới, để giải quyết tình trạng căng thẳng vì thiếu hụt lao động ở Nhật.

Cho tới nay Nhật Bản đã có nhiều chính sách ưu đãi về điều kiện làm việc, song mới chỉ tập trung với các đối tượng là lao động nước ngoài trình độ cao như các giáo sư, bác sĩ.

Với thay đổi đáng kể, dự luật này dự kiến cho phép nhiều hơn nữa các lao động phổ thông thuộc các ngành nghề Nhật đang thiếu hụt nhân lực lớn tới làm việc tại nước này

Theo đó, trong 5 năm tới nếu chương trình này thực thi, Nhật Bản sẽ tiếp nhận tới 345.150 lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam vào Nhật làm việc lâu dài.

Hàng ngàn người Việt trước cơ hội làm việc lâu dài ở Nhật - Ảnh 1.

Trước khi luật này thông qua, một doanh nhân Việt Nam là ông Lê Long Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Esuhai (trụ sở chính tại TP.HCM) hoạt động trong lĩnh vực đưa thực tập sinh (TTS) sang Nhật làm việc đã được Quốc hội Nhật Bản mời đóng góp ý kiến về chương trình mới liên quan đến vấn đề tiếp nhận lao động nước ngoài đến Nhật làm việc và dự luật kiểm soát nhập cư mới. Đây là lần thứ hai ông Sơn được mời phát biểu trước QH Nhật Bản.

Trước Quốc hội, ông Sơn đánh giá chương trình TTS hiện đang được vận hành rất tốt bởi sự quản lý và kiểm soát của Nhật Bản và Việt Nam. Theo đó ông Sơn đề xuất với chương trình mới này, chính phủ Nhật cũng nên ký kết quy định hợp tác giữa hai nước để chính phủ Việt Nam kiểm soát và quản lý được quá trình tuyển chọn, đào tạo một cách hợp pháp và chặt chẽ trước khi người lao động nhập cảnh sang Nhật làm việc; đồng thời kiểm soát và chọn ra các công ty uy tín để tham gia phái cử người lao động sang Nhật Bản làm việc.

Cùng đó ông Sơn cũng đề nghị chính phủ Nhật Bản nên có sự xác nhận và liên kết chặt chẽ với Việt Nam đối với những người muốn tham gia chương trình mới này.

Thực tế tại Việt Nam có rất nhiều người muốn sang Nhật làm việc, khi chương trình mới được thông qua thì số lượng người muốn tham gia sẽ tăng lên nhiều hơn. Họ có thể sẽ tìm mọi cách để qua Nhật. Nếu không thể đi hợp pháp thì có thể họ sẽ tìm mọi cách để qua thông qua những đơn vị môi giới bất hợp pháp, cò mồi môi giới. Những thành phần nhân sự không tốt sẽ tới Nhật.

Theo P.Điền

Pháp luật Tp Hồ Chí Minh

Trở lên trên