Hàng phong giữa Thủ đô lại khô héo khi chưa kịp đỏ lá
Hàng phong lá đỏ được trồng trên dải phân cách đường Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh ngả màu héo úa, cành trơ trọi lá giữa trời thu Hà Nội trái ngược với kỳ vọng của người dân.
- 24-09-2019Ngỡ ngàng với con đường phong lá đỏ ở Hà Nội
- 12-03-2019Cận cảnh hàng phong lá đỏ như chết khô khiến Chủ tịch Hà Nội lên tiếng
- 11-03-2019Cây phong trồng tại Hà Nội: Vì sao lá không đỏ?
Trong những ngày chớm thu ở Thủ đô, hàng cây phong được trồng trên dải phân cách đường Trần Duy Hưng, Nguyễn Chí Thanh đồng loạt héo úa.
Cành lá phong trơ trọi, trái ngược với kỳ vọng của người dân về tuyến phố đẹp như Hàn Quốc, Canada...
Lá phong không kịp ngả màu vàng, đỏ thì đã héo úa như chết khô.
Ông Lê Huy Cường, hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, cho biết: “Cây phong lá đỏ có nguồn gốc ở vùng khí hậu ôn đới, trồng ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa phải cần thời gian thích nghi. Khoảng thời gian này, thời tiết ban ngày ở Hà Nội nắng gắt, cây bị táp lá là phản xạ bình thường với thời tiết”.
“Cây phong mới trồng tại Hà Nội được gần 2 năm, để khẳng định cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa hay không phải cần trồng từ 4 đến 5 năm”, ông Cường cho biết thêm.
Theo người dân phản ánh, đã có khoản 5 cây phong chết khô đã chuyên đi, không còn trên dải phân cách của đường Trần Duy Hưng.
Nhiều người đã hoài nghi về sự phát triển của cây này bởi vì khí hậu Việt Nam khá khác so với những nước từng trồng loại cây này thành công.
Đầu năm 2018, khoảng 100 cây phong lá đỏ đã được trồng ở dải phân cách giữa trên đường Trần Duy Hưng với kỳ vọng tuyến đường sẽ mang vẻ đẹp của các nước châu Âu, Nhật Bản hay Hàn Quốc...
Nhiều người đã hoài nghi về sự phát triển của cây này bởi vì khí hậu Việt Nam khá khác so với những nước từng trồng loại cây này thành công.
Tiền Phong
Theo Tiền Phong
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!
https://www.tienphong.vn/nhip-song-thu-do/hang-phong-giua-thu-do-lai-kho-heo-khi-chua-kip-do-la-1468107.tpo