Hãng tàu lớn thứ ba thế giới cam kết không tăng giá cước tại Việt Nam
Thông tin này được Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang cho biết sau cuộc làm việc với hãng tàu CMA-CGM chiều 13/9.
- 14-09-2021Bài học gì cho Việt Nam khi Mỹ, Australia, Singapore... lần lượt từ bỏ zero-Covid, coi đây là bệnh đặc hữu như cúm?
- 14-09-2021Lương lao động sơ cấp nghề Việt Nam cao hơn hẳn so với lao động trung cấp hay cao đẳng: Chuyên môn có phản ánh đúng thu nhập?
- 14-09-2021The Economist: Khi chi phí vận tải không giảm, tàu hết chỗ nằm chờ, doanh nghiệp buộc phải chuyển hướng ra sao?
Hãng tàu lớn thứ ba thế giới là CMA-CGM vừa đưa ra cam kết không tăng giá cước vận tải container từ nay đến đầu tháng 2/2022 đối với hàng hoá Việt Nam. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng của Việt Nam cũng yêu cầu hãng tàu này cam kết đảm bảo nguồn vỏ container và chỗ xếp hàng hoá trên tàu cho thị trường Việt Nam.
Ngoài ra, các chính sách quản lý giá, phụ thu và hoạt động của các đại lý cũng phải được điều chỉnh.
Theo Bộ GTVT, cam kết này của CMA CGM có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh thị trường giá cước vận tải biển đang rất nóng như hiện nay. Đây cũng là động lực để khuyến khích các hãng tàu khác có chính sách không tăng giá cước trong thời gian tới.
Đại diện CMA-CGM cho biết, thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay, hàng hóa CMA-CGM vận chuyển từ thị trường Việt Nam tăng trưởng 20%. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bên cạnh chính sách về giá, đội tàu phục vụ tuyến dịch vụ từ Việt Nam đi Mỹ của CMA-CGM đã nâng cấp nâng lực lên sức chở 15.000 TEUs.
Trong 6 tháng đầu năm, CMA-CGM cũng đầu tư thêm 360.000 container mới để nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu hụt container rỗng.
Ông Hoàng Hồng Giang - Phó Cục trưởng Cục Hàng hải đánh giá cao hãng tàu CMA-CGM đã triển khai chính sách bình ổn giá cước kịp thời để hỗ trợ chủ hàng nói chung và doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nói riêng trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19.
"Cục Hàng hải đề nghị thời gian tới, CMA-CMG sẽ tiếp tục ủng hộ khách hàng Việt Nam, phối hợp với các cảng vụ hàng hải trao đổi các giải pháp để tiếp tục đưa thêm tàu và container rỗng vào phục vụ hàng hóa xuất nhập khẩu đang có tốc độ tăng trưởng mạnh của Việt Nam.
Đồng thời, tăng cường trao đổi, phối hợp với Cục Hàng hải Việt Nam để xây dựng những chính sách quản lý giá phụ thu, đặc biệt là giám sát hoạt động của các forwarder (đại lý giao nhận), tránh trường hợp khách hàng bị "làm giá", ảnh hưởng đến uy tín của hãng tàu và thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam", ông Giang nói.
VTV.vn