MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hàng thời trang "Made in Cambodia" có thể lên ngôi nhờ Tổng thống Trump

21-08-2018 - 14:22 PM | Tài chính quốc tế

Những chiếc túi xách bạn mua lần tới ít có khả năng mang nhãn hiệu "Made in China".

Các công ty thời trang, vốn mong muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình, đã mở rộng sang các khu vực Đông Nam Á như lựa chọn thay thế cho Trung Quốc. Việc này diễn ra trước khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc nổ ra, tính từ thời điểm Tổng thống Trump đánh thuế hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc hồi đầu tháng 7.

Ở thời điểm hiện tại, thuế quan được áp với nhiều mặt hàng thời trang của Trung Quốc, trong đó có túi xách. Quyết định của Chính quyền Tổng thống Trump khiến Campuchia hay Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết với các nhà sản xuất hàng tiêu dùng như Steven Madden Ltd. và Tapestry Inc.

Trong khi tổng thống Trump thu thuế hàng hóa từ rất nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước đồng minh thân cận, Mỹ vẫn cho phép một số sản phẩm của Campuchia tiếp tục được miễn thuế khi vào thị trường này.

Steve Lamar, phó chủ tịch điều hành Hiệp hội may mặc và giày dép Mỹ, cho biết: "Sự thay đổi đang diễn ra. Các cuộc đàm phán về thuế quan đã tạo ra rất nhiều nghi ngại và các công ty buộc phải đánh giá họ có thể thay đổi chuỗi cung ứng nhanh như thế nào".

Một nghiên cứu được Hiệp hội Công nghiệp Thời trang Mỹ công bố hồi tháng 7 cho thấy trong tất cả các công ty tham gia khảo sát có nguồn gốc từ Trung Quốc, 67% tuyên bố sẽ cắt giảm giá trị hoặc khối lượng sản xuất ở quốc gia này trong hai năm tới. Bảo hội thương mại của Mỹ được liệt vào vị trí số 1 trong những thách thức của ngành công nghiệp này.

Edward Rosenfeld, CEO của thương hiệu thời trang Steven Madden, nhấn mạnh công ty đã chuyển dây chuyền sản xuất túi xách sang Campuchia từ Trung Quốc. Nhà sản xuất giày và phụ kiện nhận thấy 15% nguồn túi sách của họ sẽ được sản xuất ở Campuchia trong năm nay và nhiều gấp đôi vào năm 2019.

Tapestry, công ty hàng xa xỉ đứng sau nhãn hiệu túi xách Coach và Kate Spade, cũng đã thực thi một chiến lược tương tự, thúc đẩy sản xuất của họ ở Việt Nam và chỉ để lại hơn 5% tổng số lượng hàng sản xuất ở Trung Quốc. Tháng 12 năm ngoái, Vera Bradley cũng đề cập tới việc xem xét chuyển các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc đến Campuchia và Việt Nam.

Matt van Roosmalen, nhà quản lý của Công ty Tư vấn Đầu tư Emerging Markets Consulting tại Campuchia, nhấn mạnh: "Đất nước này đã đưa ra nhiều ưu đãi đầu tư tốt. Trong khi đó, việc giảm thuế sẽ giúp các công ty đẩy mạnh năng lực sản xuất ở Campuchia, điều họ không còn nhận được tại Trung Quốc".

Theo báo cáo hàng năm của Ngân hàng Quốc gia Campuchia, xuất khẩu giày dép của Campuchia cũng đã tăng 25% trong năm 2017 trong khi xuất khẩu hàng may mặc tăng 8% so với cùng kỳ mà một phần do nhu cầu tăng cao ở Mỹ. Trong khi đó, Việt Nam đã tranh thủ được sự bùng nổ kinh tế và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó phải kể đến Samsung Electronics Co. và Intel Corp, để trở thành một trung tâm sản xuất của Đông Nam Á.

Ngay cả khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang, Campuchia vẫn được hưởng đặc quyền miễn thuế với các sản phẩm như túi xách, va li và ví. Đây là một phần của chương trình hỗ trợ những nước có thu nhập thấp của Mỹ và Chính quyền Tổng thống Trump vẫn duy trì. Ngoài ra, chi phí lao động ở Campuchia chỉ bằng ¼ so với ở Trung Quốc và đây cũng là nước có chi phí nhân công rất thấp.

Tuy nhiên, năng suất lao động thấp lại trở thành thách thức với Campuchia. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng kém phát triển góp phần gây khó khăn cho việc vận tải hàng hóa rời đất nước. Đây là những điều mà các công ty nước ngoài dễ tìm thấy ở Trung Quốc.

Linh Anh

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên