MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chống bán phá giá: 10 mặt hàng rơi vào tầm ngắm

25-07-2013 - 12:59 PM |

Thiết bị điện, điện tử; máy móc; dầu và nhiên liệu; sắt, thép; nhựa và sản phẩm nhựa; hàng may mặc và phụ kiện; vải dệt kim, móc; hoa quả, trái cây; phương tiện vận tải và bông.

Để bảo vệ quyền lợi của mình trên sân nhà, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn phòng vệ thương mại, Trung tâm WTO – VCCI, khuyên các doanh nghiệp cần mạnh dạn đứng lên khởi kiện.

Top 10 mặt hàng có nguy cơ cao về cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam được bà Đinh Thị Mỹ Loan chỉ ra gồm: Thiết bị điện, điện tử; máy móc; dầu và nhiên liệu; sắt, thép; nhựa và sản phẩm nhựa; hàng may mặc và phụ kiện; vải dệt kim, móc; hoa quả, trái cây; phương tiện vận tải và bông.

Theo thống kê, đến nay Việt Nam mới chỉ tiến hành 3 vụ điều tra, trong đó 2 vụ điều tra tự vệ và 1 vụ điều tra chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu. Trong khi đó, nhiều loại sản phẩm mà Việt Nam đang nhập khẩu nhiều, đặc biệt là hóa chất, điện tử, nhựa, dệt-may, kim loại..., đã và đang là đối tượng bị kiện chống bán phá giá ở nhiều nước. 

Mới đây nhất, ngày 23.7, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã thông báo tiến hành chiến dịch điều tra thương mại lớn nhất đối với ống thép nhập khẩu, trong đó có ống thép Việt Nam. Điều này khiến nhiều người cho rằng, để công bằng thì các DN trong nước cũng cần có những hành động mạnh dạn hơn để làm chủ thị trường trong nước. 

Tuy nhiên, không phải vô cớ mà đại diện Bộ Công Thương cho biết, cần xem xét kỹ trước khi ra phán quyết cuối cùng nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên có liên quan. Bởi, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá có thể sẽ có tác động theo hướng không hoàn toàn tích cực đối với thị trường và người tiêu dùng. 

Đơn cử như việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu. Theo đại diện Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), cơ quan này vừa ký quyết định thông báo về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ các nước và vùng lãnh thổ vào Việt Nam. Đây là vụ kiện chống bán phá giá đầu tiên của Việt Nam đối với thép không gỉ nhập khẩu và là vụ điều tra thứ tư đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường trong nước.

Ông Đàm Quang Hùng - Phó TGĐ Cty CP quốc tế Sơn Hà - phân tích, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm thép nói trên sẽ đẩy giá thành nguyên liệu lên cao, khi hai Cty Posco VST và Hòa Bình Inox lợi dụng lợi thế thị phần (khoảng 80% thị phần) để cạnh tranh không lành mạnh.

Theo Lưu Thủy

khanhnt

Báo lao động

Trở lên trên