MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cơ sở sản xuất rượu thủ công: Hai người sản xuất trở lên phải xin giấy phép

03-06-2013 - 17:08 PM |

Bộ Công Thương vừa chính thức công bố các quy định bắt buộc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu. Bộ này cho biết, theo quy định, rượu là mặt hàng hạn chế kinh doanh.

Nhà nước sẽ quản lý hoạt động này bằng giấy phép. Nhà sản xuất rượu phải công bố hợp quy sản phẩm để đảm bảo chất lượng và rượu sẽ phải có dán nhãn mác, bất kể là sản xuất trong nước hay nhập khẩu.

Theo ông Phạm Đình Thưởng-Phó Vụ trưởng vụ pháp chế (Bộ Công Thương), theo quy định mới, việc sản xuất, bán lẻ và nhập khẩu rượu sẽ được "siết chặt" bởi những điều kiện cụ thể. Ngoài sản xuất, cơ quan Nhà nước sẽ thực hiện cấp giấy phép cho cả kinh doanh bán lẻ và nhập khẩu rượu. Điểm mới là số lượng giấy phép sẽ bị hạn chế dựa trên quy mô dân số, bao gồm cả số lượng giấy phép phân phối, giấy phép bán buôn, bán lẻ mặt hàng rượu. Doanh nghiệp muốn nhập khẩu rượu phải có giấy phép phân phối...

Cũng theo quy định mới, từ 1.1.2014, sẽ thực hiện dán tem cho tất cả các loại rượu có mặt tại VN. Với sản xuất rượu thủ công có từ 2 người sản xuất trở lên và sản xuất rượu thủ công với mục đích kinh doanh cũng sẽ phải được cấp giấy phép...

Tuy nhiên, thời điểm này, hầu hết các địa phương đều lo ngại tính khả thi của các quy định. Ông Nguyễn Văn Quang-Sở Công Thương Hà Giang băn khoăn, bà con nông dân nhiều năm đã sản xuất thủ công rượu ngô, nhưng hiện Nhà nước chưa có quy chuẩn nào cho loại rượu này thì dựa vào đâu để cấp giấy phép?

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Vân-Trưởng phòng công nghiệp nhẹ (Sở Công Thương Hà Nội) cũng lo ngại, thời gian buộc phải dán tem rượu đã gần kề nhưng chưa thấy bộ nào có hướng dẫn để các doanh nghiệp có giải pháp đưa công nghệ dán tem vào sản xuất. Nếu không thực hiện, quản lý thị trường phạt thì lỗi này thuộc về ai?

Bà Vân cũng nêu sự bất hợp lý của các quy định, đó là không thể cấp giấy phép cho sản xuất rượu thủ công được, ngay cả để kinh doanh cũng rất khó vì sản xuất rượu thủ công hiện nay ở nông thôn chỉ cần 1 người làm là đủ, không cần đến hai người dù rượu họ làm ra vẫn được bán. Chưa kể, nếu hộ gia đình sản xuất trên hai người thì cũng không có cơ sở nào để "bắt" và cấp phép.

Bà Vân cho rằng, nếu đã không cấp phép được thì cũng không thể bắt họ công bố chứng nhận hợp quy cho rượu sản xuất ra và không thể "quản" được chất lượng, số lượng của loại rượu này.

Hiện nhiều địa phương đã phải tạm ngừng việc cấp phép cho sản xuất, kinh doanh rượu vì... chưa có quy hoạch như yêu cầu của quy định; số giấy phép được phép cấp đã hết, giờ không biết "xoay" làm sao nếu người dân có nhu cầu xin giấy phép kinh doanh rượu.

Ông Lê Văn Được-Phó tổng thư ký Hiệp hội rượu bia nước giải khát cũng cho biết, thực tế chúng ta chưa quản lý được chất lượng, môi trường trong sản xuất rượu; rượu thủ công, làng nghề càng chưa quản được, gây phức tạp trên thị trường.

Nhiều cơ sở sản xuất rượu còn chưa được cấp phép; gian lận thuế, tem giả vẫn hoành hành. Nếu các bộ không sớm điều tra, thống kê, điều chỉnh, ra quy hoạch thì sẽ rất khó cho việc quản lý, cấp phép. Ngay việc bắt buộc dán tem rượu từ 1.1.2014 cũng không dễ làm do sản xuất rượu hiện rất đa dạng.

Doanh nghiệp sản xuất rượu dây chuyền bắt họ dán tem còn được; có nơi hộ nông dân làm rượu thủ công thì sao? Không thể bắt nông dân sáng chế, sản xuất ra tem để mà dán cho rượu họ làm ra?!

Ông Trần Nguyên Năm-Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) thừa nhận còn nhiều điểm của quy định cần nghiên cứu và tìm giải pháp. Về mặt pháp lý thì chưa làm quy hoạch thì chưa cấp phép được. "Đây là một trong những vấn đề chúng tôi đang tập trung xử lý, trước hết phải hướng dẫn sở công thương để xây dựng quy hoạch".

Ông Năm cũng thông báo các cơ quan Nhà nước đang nghiên cứu mẫu tem dán cho rượu. "Nếu không kịp

Có địa phương đặt câu hỏi: Việc cấp phép thương hiệu rượu quê thế nào vì một đơn vị nhỏ nhỏ xin phép rất khó? 

Liên quan đến vấn đề thương hiệu rượu thủ công, ông Thưởng cho biết, hiện nay chúng ta đã có quy định về sản xuất làng nghề. Rượu làng nghề thì đại diện làng nghề sẽ xin giấy phép sản xuất rượu. 

Các địa phương cũng lo ngại nếu không cấp giấy phép cho các gia đình sản xuất rượu nhỏ lẻ thì những đối tượng này được quản lý bằng cách nào, ai quản lý? Bản thân Bộ Công Thương cũng chưa trả lời được rõ ràng.cho thời điểm 1.1.2014 thì chúng tôi sẽ báo cáo Chính phủ cho... lùi thời gian này lại"-ông Năm nói.

Theo Mai Nguyễn

khanhnt

Dân Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên