Vì sao sữa hoàn nguyên thống lĩnh thị trường sữa Việt Nam?
Tiêu thụ sữa tính theo đầu người ở Việt Nam hiện đang có tỷ lệ rất thấp so với các nước trên thế giới, chỉ khoảng 15 lít/năm trong khi ở Thái Lan là 34 lít/năm;Trung Quốc 25 lít/năm; Anh là 112 lít/năm.
Theo dữ liệu đo lường bán lẻ của công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen về ngành hàng tiêu dùng nhanh năm 2012, nhóm hàng sữa đóng góp 13% trong tổng doanh thu ngành hàng tiêu dùng nhanh. Đặc biệt, nhóm hàng sữa có tốc độ tăng trưởng về giá trị cao nhất - tăng trưởng khoảng 20% về giá trị so với năm 2011 trong khi tốc độ trung bình của hàng tiêu dùng nhanh là 16%.
Đồng thời, so với các nước trên thế giới, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm sữa dạng nước trên đầu người của người Việt Nam hiện nay còn rất thấp: năm 2012 chỉ ở mức 15 lít/năm so với 34 lít/năm ở Thái Lan, 25 lít/năm ở Trung Quốc hay 112 lít/ năm ở Anh.
Theo báo cáo được trình bày tại hội thảo về “Ứng dụng công nghệ cao và phát triển bền vững sữa tươi sạch tại Việt Nam” tổ chức sáng 28/11 tại Hà Nội thì thị trường sữa nước ước đạt 670 nghìn tấn tương đương 18 nghìn tỷ đồng năm 2013, dự tính đạt hơn 1000 tấn tương đương 34 nghìn tỷ vào năm 2017.
Thị trường sữa chua (sữa chua ăn, sữa chua uống) đạt xấp xỉ 245 nghìn tấn tương đương 10,5 nghìn tỷ đồng năm 2013; ước đạt 500 nghìn tấn tương đương 27 nghìn tỷ vào năm 2017.
Thị trường sữa bột đạt 70 nghìn tấn tương đương 28 nghìn tỷ vào năm 2013; ước đạt 90 nghìn tấn tương đương 48 nghìn tỷ vào năm 2017.
Ngành sữa nước Việt Nam bao gồm ba chủng loại sữa chính là sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng và sữa pha lại (hay còn gọi là sữa hoàn nguyên tiệt trùng - sữa bột hòa với nước và được xử Phân khúc sữa hoàn nguyên này chủ yếu từ nguồn nguyên liệu là sữa bột nhập khẩu). Các sản phẩm sữa tươi chỉ chiếm 30% tổng sản lượng thị trường sữa nước, đạt mức 200 nghìn tấn tương đương 6 ngàn tỷ đồng trong năm 2013.
Việc thống lĩnh của sữa hoàn nguyên, một phần lớn, cũng xuất phát từ thực trang thiếu nguồn sữa tươi nguyên liệu tại Việt Nam.
Theo số liệu từ tổng cục chăn nuôi, đàn bò sữa cả nước ước đạt 184 nghìn con năm 2013, cho ra 420 nghìn tấn sữa tươi nguyên liệu. Trong đó, tập đoàn TH được dự đoán đóng góp 45 nghìn con vào cuối năm.
Đồng thời với số lượng bò sữa hạn chế, việc chăn nuôi bò sữa hiện cũng đang có nhiều bất cập. Từ trước đến nay, đàn bò sữa tại Việt Nam được các hộ chăn nuôi tự phát; một số có sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của các công ty sữa. Các mô hình này nhiều bất cập về giống bò, điều kiện chuồng trại, quản lý đàn, thức ăn, dinh dưỡng, chăm sóc thú ý, vắt sữa và bảo quản sữa, ảnh hưởng đến năng suất sữa, chất lượng và vệ sinh nguồn sữa.
Phương Thảo