Hàng triệu người có thể gặp các vấn đề lâu dài về khứu giác hoặc vị giác sau khi nhiễm COVID-19
Theo một nghiên cứu mới đây, khoảng 1/20 người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 trên toàn thế giới có vấn đề về khứu giác hoặc vị giác trong ít nhất 6 tháng.
- 12-07-2022Covid-19: Biến chủng phụ “siêu lây nhiễm” của Omicron xuất hiện tại nhiều nước
- 29-06-2022Thượng Hải không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới, giá thép thanh vằn, quặng sắt tăng
- 15-05-2022Triều Tiên: Ca tử vong Covid-19 tiếp tục tăng nhanh, hơn 820.000 trường hợp nghi nhiễm
Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các chuyên gia quốc tế, trong đó có một số người đến từ Vương quốc Anh, và phân tích dữ liệu từ 18 nghiên cứu trên 3.699 bệnh nhân.
Được công bố trên tập san y khoa BMJ, nghiên cứu đã sử dụng mô hình để ước tính có bao nhiêu người tiếp tục bị thay đổi vị giác hoặc khứu giác trong ít nhất 6 tháng sau khi nhiễm COVID-19. Kết quả cho thấy, có khoảng 5,6% bệnh nhân bị rối loạn chức năng khứu giác trong ít nhất 6 tháng, trong khi 4,4% bị thay đổi vị giác.
Vào tháng 7, đã có khoảng 550 triệu ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu, có nghĩa là 15 triệu người có thể gặp vấn đề về khứu giác và 12 triệu bệnh nhân có vấn đề về vị giác, nghiên cứu ước tính.
Phụ nữ ít có khả năng phục hồi khứu giác và vị giác và những bệnh nhân nhiễm COVID-19 lần đầu có nhiều khả năng bị các vấn đề trên trong thời gian dài.
Một nhóm các nhà khoa học Italy đã viết: "Do đó, các hệ thống y tế nên sẵn sàng hỗ trợ những bệnh nhân này, những người thường cho biết họ cảm thấy bị cô lập khi các triệu chứng của họ bị bác sĩ lâm sàng bỏ qua".
15 triệu người có thể bị mất khứu giác sau khi mắc COVID-19. (Ảnh: OE ENT Clinic)
Mọi người "chỉ nhận ra tầm quan trọng của khứu giác khi nó bị mất đi" và họ có thể bị "đau khổ nghiêm trọng" khi mất đi các giác quan này.
Nhóm nghiên cứu do Paolo Boscolo-Rizzo từ Đại học Trieste dẫn đầu đã viết: "Mất khứu giác và vị giác ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống bằng cách tước đi những thú vui hàng ngày và mối quan hệ xã hội của những người bị ảnh hưởng. Người bệnh cũng có thể bị chán ăn, suy dinh dưỡng, lo lắng và trầm cảm".
Họ nhấn mạnh rằng "parosmia" (rối loạn chức năng khứu giác ở bệnh nhân COVID-19) với trải nghiệm về khứu giác bị "bóp méo" khiến nhiều người bị "biến một mùi dễ chịu thành một mùi khó ngửi". Theo đó, các hoạt động hàng ngày như ngửi cà phê và cảm nhận hương vị thức ăn có thể trở nên kinh tởm và đau khổ về mặt cảm xúc.
VTV