Hàng triệu USD trong vài tuần - Cách người Israel khởi nghiệp "biến không khí thành tiền"?
Hóa ra với một số nỗ lực những thứ "từ trên trời rơi xuống" sẽ không chỉ là nước mưa.
- 22-05-2022Người Mỹ nghèo hơn mỗi khi thức dậy với "cú sốc tài sản" trị giá 5.000 tỷ USD
- 22-05-2022Đi du lịch với mục đích “trả thù” – xu hướng mới để cảm thấy mình còn sống chứ không phải chỉ đang tồn tại
- 21-05-2022Hàng nghìn quỹ 'bị ép' phải cắt lỗ, TTCK Trung Quốc đứng trước rủi ro giảm ngày càng sâu
Mỗi năm thế giới thải ra khoảng 50 tỷ tấn khí nhà kính, chủ yếu thông qua việc đốt các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí đốt. Đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.
Được biết Phòng thí nghiệm High Hopes có trụ sở tại Israel mới đây đã phát triển một phương pháp không những thu được các thành phần CO2 trong khí nhà kính mà còn tái sử dụng chúng.
Giám đốc điều hành của Phòng thí nghiệm High Hopes Nadav Mansdorf giải thích: "CO2 đóng băng ở khoảng âm 80 độ C và chúng ta có thể thấy khoảng nhiệt đó ở khoảng cách với Trái đất là là 15 km".
Phương án cụ thể đó là phòng thí nghiệm đã chế tạo một khinh khí cầu làm bằng vật liệu đặc biệt mang theo một khối thiết bị và có thể đạt đến độ cao nói trên. Khi gió thổi qua khối thiết bị, CO2 đóng băng được tách ra và được giữ lại.
Nguồn: Phòng thí nghiệm High Hopes.
Sau khoảng 2 giờ khinh khí cầu quay trở lại mặt đất, CO2 rắn biến đổi thành khí và có thể được bán cho các ngành công nghiệp sản xuất nhựa đến đồ uống có ga hoặc chôn sâu dưới đất nơi có áp suất cao để cuối cùng biến thành đá vôi.
Ông Mansdorf cho biết thêm rằng nguyên mẫu thiết bị có thể thu hồi lượng CO2 lớn nhất trong thử nghiệm chỉ là vài kg tuy nhiên trong các thử nghiệm vào năm tới, dự kiến lượng CO2 thu được sẽ từ 50, 300 kg đến 1 tấn mỗi ngày và trên mỗi khí cầu.
So sánh với cách Công ty Climeworks ở Iceland sử dụng quạt hút không khí, tách CO2, trộn với nước và bơm xuống đất - có thể thu hồi 1.000 tấn CO2 mỗi năm với chi phí khoảng 1.000 USD mỗi tấn, ông Mandsdorf cho biết tính kinh tế trong giải pháp của High Hopes:
"Chúng tôi đang đặt mục tiêu chi phí từ 100 đến 250 USD mỗi tấn và mốc tiếp theo là giảm chi phí từ dưới 40 đến 50 USD".
Công ty Climeworks ở Iceland.
Ông Mandsdorf đây chỉ là chi phí thu hồi CO2 và mục đích chính cuối cùng là tái chế carbon bằng cách bán nó cho ngành công nghiệp.
Được biết chính High Hopes ban đầu đã nghĩ rằng ý tưởng của họ quá độc đáo đến mức không ai dám đầu tư nhưng sau khi tiến hành các thử nghiệm và nhận ra rằng ý tưởng sẽ thành công, các khoản đầu tư bắt đầu đổ vào.
Theo Mansdorf, phòng thí nghiệm đã huy động được 1 triệu USD trong vòng 3 tuần, vòng thứ 2 mang về 3 triệu USD và High Hopes đang trong vòng tài trợ lớn thứ ba và dự kiến số tiền huy động sẽ "rất lớn".
Thí nghiệm thu hồi CO2 từ không khí của các nhà khoa học Israel (Nguồn: Youtube).
Trí Thức Trẻ