MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hành động nằm trong tay ta, nhưng hậu quả của chúng thì không

06-12-2017 - 09:14 AM | Sống

“Những hành động của ta nằm trong tay ta, nhưng hậu quả của chúng thì không. Hãy nhớ điều đó, và nghĩ hai lần trước khi định làm bất cứ điều gì”- Louisa May Alcott.

Muốn thành công, trước hết buộc người ta phải động não, chuyên tâm làm việc thì mới có thể nâng cao hiệu quả công việc. Có rất nhiều cách để thể hiện bản thân, để "động não" trong mọi vấn đề. Có một câu chuyện cổ tích kể lại rằng, ở một vương quốc nọ, có một người hầu cận rất chăm chỉ phục vụ bên cạnh nhà vua. Một hôm con nai ở hậu viên trong cung bỗng bị tên lạc của nhà vua bắn chết. Quốc vương nhớ đến người hầu làm việc chăm chỉ, nên ban tặng con nai chết cho anh ta.

Người hầu sung sướng nghĩ: Da nai ta có thể dùng để may quần áo, còn lại thịt nai chế biến được bao nhiêu món ăn! Nghĩ đoạn, anh ta bèn lấy dao lột da nai, nhưng lưỡi dao quá cùn, bèn vào bếp tìm hòn đá mài rồi miệt mài mài dao.

Dao mài sắc rồi, anh chạy vội chạy ra vườn hoa tiếp tục lột da nai. Nhưng chẳng mấy chốc, dao lại cùn, anh ta lại vội vàng chạy vào bếp mài dao rồi quay lại vườn hoa lột da. Cứ như thế, anh ta phải chạy đi chạy lại rất nhiều lần, mệt bở hơi tai.

Lúc này, có người mới hỏi anh ta: “Anh làm gì mà cứ chạy qua chạy lại thế?”. Anh ta đáp: “Tôi lên nhà mài dao, rồi xuống vườn hoa lột da nai”. Người kia lại hỏi: “Sao anh lại phải vào nhà mài dao?”. Anh ta tròn mắt ngạc nhiên: “Thì trong nhà có đá mài mà”.

Đọc xong câu chuyện này, nhiều người sẽ nói anh hầu này thật ngốc, đến cả việc mang đá mài ra vườn vừa mài vừa lột da nai mà cũng không biết. Nhưng nhiều lúc, chúng ta cũng giống như anh hầu đó, trước khi làm việc không chịu suy nghĩ, đợi khi làm được một nửa rồi mới phát hiện làm vậy không đúng rồi mới vội sửa sai.

Làm việc nghiêm túc, không chút sai sót, để được như vậy trước khi bắt tay vào làm, chúng ta phải định sẵn kế hoạch, từ đó chọn ra cách làm tốt nhất. Nhưng, cũng đừng quá hoang mang khi chính bạn rơi vào trường hợp đó. Một nhà khoa học nổi tiếng còn khoét 2 cái lỗ dưới chân tường nhà, một lỗ cho chó và một lỗ cho chú mèo cưng của ông chui ra chui vào. Tư duy của con người không phải là bất biến, chỉ cần động não thì nhất định sẽ nghĩ ra được cách làm hay.

Cũng một câu chuyện liên quan, chuyện về 2 chú ếch sống trong đầm lầy. Hai chú thực sự hạnh phúc khi sống ở đây. Tuy thế, bất hạnh ập đến khi mùa hè năm đó hết sức nóng nực, đầm lầy bắt đầu khô cạn. Vì thế cả 2 chú ếch quyết định cùng nhau rời khỏi vùng đầm lầy, tìm một nơi khác để sống. Không quá lâu, chúng gặp một cái giếng sâu. Nhìn xuống dưới thấy nước trong vắt, một trong hai chú ếch vui mừng lên tiếng: "Đây đúng là nơi hoàn toàn phù hợp với chúng ta. Chúng ta sẽ được mát mẻ và an toàn trong đó. Nhảy thôi nào!"

Con ếch còn lại vội lên tiếng ngăn cản: "Đừng vội bạn à, chúng ta rời bỏ đầm lầy vì nó đã khô cạn. Vì thế, việc đầu tiên nghĩ đến là làm thế nào để chúng ra ra khỏi chỗ này nếu nó bị khô".

Tư duy của con người không phải là bất biến, chỉ cần động não thì nhất định sẽ nghĩ ra được cách làm hay. Chúng ta thường xuyên làm việc và không tính đến hậu quả cuối cùng. Song luôn trừ một đường lui mới là thành công mỹ mãn nhất.

Những hành động của ta nằm trong tay ta, nhưng hậu quả của chúng thì không. Hãy nhớ điều đó, và nghĩ hai lần trước khi định làm bất cứ điều gì”- Louisa May Alcott từng nói.

Các bạn còn nhớ, giải Nobel là ý tưởng do nhà hóa học vĩ đại Nobel đề xuất. Khi ông chết đi, di chúc của ông ghi rằng tài sản sẽ được dùng để tạo ra một loạt giải thưởng cho những người "trao lợi ích lớn nhất cho nhân loại". Giải thưởng Nobel được trao tặng lần đầu vào năm 1901 với tôn chí cổ vũ cho những người có cống hiến to lớn đối với sự nghiệp khoa học của nhân loại. Hàng năm, quỹ Nobel sẽ trao tặng giải thưởng cho tối đa 3 người, số tiền mỗi giải thưởng cũng không ấn định cụ thể, tùy vào từng lĩnh vực và từng tiêu chí, và cũng không nhất thiết phải trao mỗi năm nhưng ít nhất 5 năm sẽ có 1 lần. Tổng số tiền có lúc lên đến 5 triệu USD cho những nhà khoa học đoạt giải hàng năm.

Nhưng tới năm 1953, quỹ Nobel chỉ còn lại hơn 3 triệu USD. Những nhà quản lý Quỹ Nobel không tìm ra được cách nào để giải quyết vấn đề nan giải này, cứ như vậy chẳng những quỹ sẽ hết sạch tiền mà giải Nobel cũng phải đối mặt trước nguy cơ ngừng hoạt động. Vì thế, họ bèn mời công ty cố vấn nổi tiếng Mỹ là McKinsey giúp cách giải quyết.

Công ty cố vấn McKinsey đề nghị sửa đổi cung cách quản lý quỹ Nobel bằng cách đưa tiền đi đầu tư vào cổ phiếu và nhà đất... Nhờ vậy, giải Nobel tiếp tục được tổ chức hàng năm, số tiền của quỹ này ngày một nhiều lên. Đến năm 1993, tổng quỹ đã lên đến hơn 2,7 tỷ USD.

Tư duy của con người không phải là bất biến, chỉ cần động não thì nhất định sẽ nghĩ ra được cách làm hay. Có thể cứu được quỹ Nobel khỏi khủng hoảng, mấu chốt nằm ở việc phá vỡ quan niệm bảo thủ về đầu tư, giúp quỹ Nobel cải tử hoàn sinh.

Muốn có được phương án tốt nhất, chúng ta không thể làm theo những bước thông thường mà cần học cách phá vỡ các quy tắc đã định.

Phạm Hải

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên