MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hành trình chiến đấu với Covid-19 của phóng viên Việt Nam tác nghiệp tại UAE: Gục trong buổi họp báo, từng phải thở oxy vì tổn thương phổi nặng

13-07-2021 - 08:28 AM | Sống

Hành trình chiến đấu với Covid-19 của phóng viên Việt Nam tác nghiệp tại UAE: Gục trong buổi họp báo, từng phải thở oxy vì tổn thương phổi nặng

"Đó là một ngày tồi tệ. Hôm đó, tôi bị sốt rét một cách kinh khủng, cả ngày không thể làm được việc gì. Thậm chí, bản thân không thể đứng dậy để đi lấy một cốc nước".

"Tôi thấy lạnh và gục đi trong lúc họp báo"

Cách đây gần 1 tháng, ĐT Việt Nam đã làm nên lịch sử khi lần đầu tiên góp mặt tại vòng loại thứ 3 của một kỳ World Cup.

Đồng hành với ĐT Việt Nam là 14 phóng viên đến từ các cơ quan báo, đài khác nhau. Trong đó, có 8 phóng viên ảnh, 4 phóng viên truyền hình, 1 phóng viên viết và 1 YouTuber.

Sau chuyến tác nghiệp khó quên, 13 người đã hoàn thành cách ly và trở về nhà, chỉ duy nhất một phóng viên đang "mắc kẹt" tại UAE vì không may mắc Covid-19.

Nhớ lại những ngày tháng khó khăn đó, phóng viên Trần Phúc Nghĩa (nickname Ted Trần) cho biết, anh bắt đầu có dấu hiệu mệt vào ngày 9/6. Đến ngày 10/6, anh cảm thấy lạnh khi tác nghiệp tại buổi họp báo của ĐT Việt Nam trước trận đấu với Malaysia.

"Tôi thấy lạnh và gục đi trong lúc họp báo, tôi không biết mình bị Covid-19 vì sang đây tác nghiệp phải liên tục xét nghiệm. Lúc đó tôi chỉ nghĩ trong phòng họp báo bật máy lạnh thấp", PV Phúc Nghĩa kể.

Hành trình chiến đấu với Covid-19 của phóng viên Việt Nam tác nghiệp tại UAE: Gục trong buổi họp báo, từng phải thở oxy vì tổn thương phổi nặng - Ảnh 1.

Trần Phúc Nghĩa - phóng viên thể thao tác nghiệp tại UAE


Hành trình chiến đấu với Covid-19 của phóng viên Việt Nam tác nghiệp tại UAE: Gục trong buổi họp báo, từng phải thở oxy vì tổn thương phổi nặng - Ảnh 2.

Tại UAE, anh luôn cập nhật những thông tin về ĐT Việt Nam một cách nhanh nhất tới độc giả

Đi làm về tới phòng, anh Nghĩa ngủ một giấc. Thấy người đỡ mệt, anh lại lao vào công việc. Đến ngày hôm sau đi xét nghiệm, anh nhận kết quả dương tính với SARS-COV-2. Lập tức, Phúc Nghĩa thông báo cho phía ĐT Việt Nam và 13 đồng nghiệp còn lại.

"Sau khi nhận kết quả dương tính, bác sĩ đưa cho tôi hai phương án, một là tự cách ly ở nhà, hai là gọi đến SĐT khẩn cấp của họ xin vào bệnh viện trong trường hợp sức khoẻ yếu quá. Ban đầu, tôi rất tự tin và nghĩ bệnh này chỉ có những triệu chứng như sốt, ho, khó thở... nên đã chọn tự cách ly ở nhà và làm theo hướng dẫn điều trị bệnh.

Hành trình chiến đấu với Covid-19 của phóng viên Việt Nam tác nghiệp tại UAE: Gục trong buổi họp báo, từng phải thở oxy vì tổn thương phổi nặng - Ảnh 3.

PV Phúc Nghĩa nhập viện tại Dubai ngay sau khi cảm thấy sức khoẻ không ổn

Tối 11/5, ĐT Việt Nam đánh bại Malaysia, tôi nằm trong phòng xem qua tivi, vẫn mừng vui vì chiến thắng và tấm vé trong tay của chúng ta. Nhưng 3 ngày sau, tôi bắt đầu thấy không ổn và quyết định nhập viện. Đó là một ngày tồi tệ. Hôm đó, tôi bị sốt rét một cách kinh khủng, cả ngày không thể làm được việc gì. Thậm chí, bản thân không thể đứng dậy để đi lấy một cốc nước", anh Phúc Nghĩa nói.

Việc bị sốt rét cũng khiến nhiệt độ trong cơ thể PV Nghĩa thay đổi thất thường, khi 38 độ, có lúc lên tới hơn 40 độ và khiến anh "rất khó thở".

Thở oxy nhiều ngày vì tổn thương phổi nặng

15 ngày chiến đấu với Covid-19 trong bệnh viện chắc chắn sẽ là khoảng thời gian dài nhất trong cuộc đời của Phúc Nghĩa. Có lúc, anh nằm 5 ngày liền trên giường vì mệt. Nặng nhất là khi ngất lịm đi, bản thân chìm vào mơ hồ.

"Đó lúc tôi vừa nhập viện. Hôm đó, khi đi vệ sinh cá nhân, tôi cảm thấy người khó chịu đến mức vừa bấm vào nút gọi khẩn cấp thì gục xuống. Bác sĩ khi đó cũng nhanh chóng đi vào, tôi được đỡ ngay sao đó. Trong lúc mơ hồ khi được bác sĩ đỡ, tôi chỉ được nghe vài lời nói rồi mất nhận thức", Phúc Nghĩa nhớ lại.

Không chỉ ngất đi, Phúc Nghĩa còn trải qua những giây phút giành giật với sự sống vì có một ngày "không thở được" phải thở Oxy 24/24. "Trong bệnh viện, có 5 lỗ để cắm bình Oxy và lỗ tím là lỗ nặng nhất thì có một ngày tôi phải cắm bình vào chỗ đó. Lúc đó tôi không tự thở được nữa, phải nhờ vào việc bóp vào túi khí ở lồng ngực".

Hành trình chiến đấu với Covid-19 của phóng viên Việt Nam tác nghiệp tại UAE: Gục trong buổi họp báo, từng phải thở oxy vì tổn thương phổi nặng - Ảnh 4.
Hành trình chiến đấu với Covid-19 của phóng viên Việt Nam tác nghiệp tại UAE: Gục trong buổi họp báo, từng phải thở oxy vì tổn thương phổi nặng - Ảnh 5.
Hành trình chiến đấu với Covid-19 của phóng viên Việt Nam tác nghiệp tại UAE: Gục trong buổi họp báo, từng phải thở oxy vì tổn thương phổi nặng - Ảnh 6.

Phúc Nghĩa phải thở Oxy nhiều ngày vì bị tổn thương phổi nặng

Trong thời gian điều trị tại bệnh viện, gần như Phúc Nghĩa cũng không nói được, vì cứ nói là "khó thở". "Bác sĩ dặn tôi không được nói, nếu cần thì dùng điện thoại nhắn tin nhưng họ cũng không khuyến khích dùng vì chỉ muốn bệnh nhân tập thở, điều trị phổi và không tập trung làm việc khác".

"Đến bây giờ khi ra viện tôi vẫn cảm thấy bản thân bị mất vị giác. Đó là lúc tôi ăn đồ nóng thì cảm thấy nóng, ăn đồ lạnh thì cảm thấy lạnh, ăn thức ăn mà chẳng có vị gì", Phúc Nghĩa nói tiếp.

"Bây giờ nhớ lại, tôi thấy ở Dubai bác sĩ họ không sợ Covid-19. Rất may tôi được vào một trung tâm rộng lớn và cảm thấy thoải mái khi điều trị bệnh. Một ngày, một bệnh nhân sẽ được 3 bác sĩ thay nhau chăm sóc, mỗi người 8 tiếng. Nếu có vấn đề gì, chỉ cần bấm vào nút khẩn cấp họ sẽ đến ngay, họ đến điều trị cho mình với tinh thần và thái độ rất tận tình", Phúc Nghĩa chia sẻ.

Hành trình chiến đấu với Covid-19 của phóng viên Việt Nam tác nghiệp tại UAE: Gục trong buổi họp báo, từng phải thở oxy vì tổn thương phổi nặng - Ảnh 7.

Phúc Nghĩa nhận được sự chăm sóc tận tình, chu đáo của các bác sĩ tại UAE

"Tất cả những việc mình cần bác sĩ đều vui vẻ giúp đỡ. Thậm chí, những lúc mình không ăn được, họ cũng ngồi tâm sự, động viên. Tôi nhớ nhất là khi nguy kịch, bác sĩ có nói 'cố lên chàng trai Việt Nam, chiến binh Việt Nam' đó chính là động lực giúp tôi vượt lên để chiến thắng Covid-19", anh Phúc Nghĩa xúc động.

"Ted Trần cố lên!"

Ngoài sự chăm sóc tận tình của bác sĩ, phóng viên Phúc Nghĩa cũng nhận được sự giúp đỡ của những người kiều bào ở nơi đất khách quê người. Anh nhớ mãi những ngày đầu vào viện, dù bản thân bị mất vị giác nhưng đồ ăn trong bệnh viện cũng không thể nuốt nổi. Rất may có một cặp vợ chồng người Việt sinh sống tại Dubai đã tận tình, tự tay nấu cơm rồi đưa đến viện hằng ngày cho anh.

Hành trình chiến đấu với Covid-19 của phóng viên Việt Nam tác nghiệp tại UAE: Gục trong buổi họp báo, từng phải thở oxy vì tổn thương phổi nặng - Ảnh 8.
Hành trình chiến đấu với Covid-19 của phóng viên Việt Nam tác nghiệp tại UAE: Gục trong buổi họp báo, từng phải thở oxy vì tổn thương phổi nặng - Ảnh 9.

PV Phúc Nghĩa và anh Bình - kiều bào tại UAE luôn đồng hành, giúp đỡ anh

Hành trình chiến đấu với Covid-19 của phóng viên Việt Nam tác nghiệp tại UAE: Gục trong buổi họp báo, từng phải thở oxy vì tổn thương phổi nặng - Ảnh 10.

Khi có thời gian, vợ chồng anh Bình lại đến nấu cơm giúp Phúc Nghĩa.

"Đó là vợ chồng anh Bình, từ lúc trước, trong và sau khi bị Covid-19, hai vợ chồng anh ấy giúp đỡ tôi rất nhiều. Tôi nhớ nhất là khi bắt đầu bị bệnh, hai anh chị chẳng sợ gì, họ đến chuyển đồ, mua thuốc rồi đưa tôi vào bệnh viện điều trị. Sau khi ra viện, anh Bình lại giúp tôi thuê một căn hộ, mỗi khi không nấu ăn được, anh Bình lại phải đến tận nơi nấu ăn giúp tôi", Phúc Nghĩa nói tiếp.

Ngoài ra, Phúc Nghĩa cũng nhận được vô vàn lời chúc của đồng nghiệp, khán giả, nhiều đến mức khi dùng được điện thoại anh thấy "choáng" vì có quá nhiều lời chúc, động viên. Bản thân anh lúc đó cũng bối rối không biết làm sao để trả lời hết mọi người.

Hành trình chiến đấu với Covid-19 của phóng viên Việt Nam tác nghiệp tại UAE: Gục trong buổi họp báo, từng phải thở oxy vì tổn thương phổi nặng - Ảnh 11.

PV Phúc Nghĩa và 13 đồng nghiệp trong chuyến tác nghiệp ở UAE.

"Lúc tôi mới bị bệnh, anh em phóng viên đồng nghiệp bên UAE luôn động viên, hỏi thăm sức khoẻ và bảo vệ tôi khỏi những luồng thông tin xấu. Trước khi mọi người về nước, tôi có nghe lỏm câu nói của anh Thái Hải – người đồng nghiệp cùng phòng trước khi tôi bị bệnh nói chuyện với cán bộ của liên đoàn bóng đá Việt Nam là ‘chị đừng để thằng Ted nó ở lại, em thương nó lắm’.

Bây giờ khi tôi đã ra viện, họ vẫn lập 1 group trên Facebook là 'Ted Trần cố lên' để chia sẻ về những câu chuyện vui, làm cho tôi cảm thấy đỡ buồn khi phải ở một mình bên này. Tôi thực sự cảm động, đó là những động lực lớn giúp tôi vượt qua", Phúc Nghĩa kể.

"Hành trình về nước cũng khó khăn không khác gì chiến đấu với Covid-19 vậy"

Cuộc chiến với Covid-19 của phóng viên Trần Phúc Nghĩa gần như đã kết thúc khi anh mới nhận kết quả xét nghiệm âm tính hôm 9/7. Giờ đây, anh bước đến một cuộc chiến mới đó là hành trình về nước.

Hành trình chiến đấu với Covid-19 của phóng viên Việt Nam tác nghiệp tại UAE: Gục trong buổi họp báo, từng phải thở oxy vì tổn thương phổi nặng - Ảnh 12.

Phúc Nghĩa trong lần xét nghiệm gần nhất

Có lẽ, chẳng nỗi nhớ nào bằng nỗi nhớ gia đình và phóng viên Phúc Nghĩa cũng vậy. Nằm liệt trên giường bệnh 5 ngày khi chưa kịp báo tin mắc bệnh cho vợ, khi được cầm điện thoại, gọi về cho vợ, con, anh chỉ muốn "vùng dậy, đi về nhà ngay".

"Tôi không dám nghĩ lại lúc gia đình biết tin tôi bị Covid-19. Lúc đó, tôi vẫn đang trong bệnh viện điều trị, mẹ và vợ tôi khóc nhiều lắm, cả đêm cũng không ngủ được", Phúc Nghĩa xúc động.

"Giờ đây, khi bản thân gần như đã bình phục, mỗi ngày 2 lần, tôi sẽ gọi điện cho bố mẹ, vợ và con. Một lần vào lúc vừa ngủ dậy, một lần vào lúc con gái tôi thức, tôi sẽ căn giờ gọi điện về chơi với cháu.

Vợ tôi tích cực động viên chồng lắm, ngoài lúc làm việc, chăm sóc con, cô ấy đưa ra những thử thách như hít đất, gập bụng, nấu ăn hay cùng nhau xem một bộ phim… và thường xuyên nói chuyện với tôi, giúp tôi quên đi buồn chán khi phải ở một mình", PV Nghĩa chia sẻ.

Hành trình chiến đấu với Covid-19 của phóng viên Việt Nam tác nghiệp tại UAE: Gục trong buổi họp báo, từng phải thở oxy vì tổn thương phổi nặng - Ảnh 13.

PV Phúc Nghĩa cùng vợ và con gái

"Ngoài thời gian dành cho gia đình, lúc rảnh tôi tập thể dục, xem tin tức, đọc báo để biết thêm về tình hình ở Việt Nam. Đặc biệt, tôi luôn phải tìm chuyến bay về Việt Nam vì bây giờ hành trình về nước cũng khó khăn không khác gì việc chiến đấu với Covid-19 vậy.

Tôi vẫn đang đếm từng ngày, trường hợp xấu nhất, tôi sẽ bay quá cảnh sang nước khác rồi từ đó bay về nước, dù dùng cách nào đi chăng nữa, bằng chết tôi cũng phải về Việt Nam", Phúc Nghĩa nhấn mạnh.

Theo Đinh Huy

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên