Hành trình đưa một nhà máy hấp hối trở thành biểu tượng của thế lực công nghệ Trung Quốc
Sản xuất màn hình có thể uốn cong, một nhà máy có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc đang nổi lên như là một thế lực mới trong lĩnh vực công nghệ nước này. Tuy nhiên, ¼ thế kỷ trước, đây là một doanh nghiệp đang hấp hối.
- 31-03-2019Thần tượng ảo: Xu hướng mới lạ xây dựng nên ngành công nghiệp có tiềm năng lên đến tỷ USD, trở thành nhân vật truyền cảm hứng cho một bộ phận giới trẻ của Trung Quốc
- 28-03-2019Reuters: Trung Quốc đưa ra những đề xuất chưa từng có về công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ trong các cuộc đàm phán
- 28-03-2019Công ty "kỳ lân" có đợt IPO được mong đợi nhất năm: "Chìa khoá" thúc đẩy lợi nhuận của chúng tôi đến từ chính Trung Quốc!
- 28-03-2019Góc tối của những streamer Trung Quốc kiếm 100.000 USD/tháng: ‘Chôn vùi’ thanh xuân ở studio, mệt mỏi chán nản nhưng lúc nào cũng 'đeo mặt nạ' vui vẻ trước camera
Thế lực mới trong làng công nghệ Trung Quốc
Thời hoàng kim của Beijing Electron có lẽ là những năm 1950 và 1960. Thời điểm đó, đây là nhà sản xuất linh kiện điện tử lớn nhất Trung Quốc. Họ sản xuất các ống hút chân không sử dụng công nghệ thời Liên Xô. Tuy nhiên, khi Trung Quốc mở cửa năm 1979, những công nghệ nước ngoài vượt trội đã đẩy Beijing Electron vào tình thế bi đát.
Công ty phải cắt giảm 10.000 nhân viên khỏi nhà máy chính ở phía đông bắc Bắc Kinh. Những người ở lại nhận khoản lương ít hơn so với người làm công việc dọn dẹp trong một khách sạn gần đó. Đa phần công nhân trẻ nghỉ việc trong khi người già và những người không có kỹ năng bị sa thải.
Wang Dongsheng khi đó là người phụ trách phòng kế toán. Ông được mời gọi tới những công việc khác với khoản lương tốt hơn nhưng người đàn ông này ở lại và được bổ nhiệm làm giám đốc. Năm 1992, Wang đẩy mạnh cải cách, cầu xin sự đóng góp của cán bộ và công nhân viên để ngăn doanh nghiệp phá sản. Mong muốn duy trì hoạt động của ông được 2.600 người ủng hộ cùng số tiền 6,5 triệu tệ, tương đương 1 triệu USD. Một số người đóng góp số tiền tương đương 5 năm lương.
Vài thập kỷ sau, Beijing Electron đang nhận được hàng tỷ tệ tiền đầu tư từ các quỹ trong nước và chuyển mình thành BOE Technology Group Co. Họ làm ăn với Apple và đang theo đuổi mục tiêu trở thành nhà cung cấp màn hình thế hệ mới lớn nhất thế giới. Hiện tại, BOE đang làm chủ công nghệ chế tạo màn hình có thể uốn cong, dự kiến sẽ được dùng cho các loại điện thoại thông minh thế hệ tiếp theo. Samsung Fold đang sử dụng màn hình này và iPhone có thể là mẫu điện thoại đình đám kế tiếp.
Vượt lên từ tình cảnh hấp hối, BOE hiện đang là doanh nghiệp mang tính biểu tượng cho tham vọng công nghệ của Trung Quốc. Nhà máy 7 tỷ USD của BOE hiện đang được đặt ở ngoại ô Thành Đô, một thành phố phía tây Trung Quốc nổi tiếng với gia vị và gấu trúc. Nhà máy của nó lớn tương đương 16 sân bóng đá, chuyên sản xuất các loại màn hình thế hệ mới mà Apple và Huawei muốn sử dụng cho các thiết bị của họ.
Cuối năm nay, BOE sẽ trở thành nhà cung cấp màn hình OLED cho điện thoại lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Samsung Electronics. Nhà máy của nó có thể sản xuất 64.000 tấm nền màn hình mỗi tháng. Nó đủ để chế tạo 6 triệu điện thoại có thể gập lại cũng như hướng tới các khách hàng trong lĩnh vực nghe nhìn khác, chẳng hạn như TV hay màn hình xe hơi….
Nếu đúng như các nhà phân tích dự đoán, việc hợp tác với Apple để trở thành màn hình của iPhone thế hệ mới sẽ giúp BOE xây dựng được tên tuổi trong thị trường màn hình điện thoại trị giá 39 tỷ USD.
"Màn hình gập là một lực lượng mang tính cách mạng và là nhiên liệu cho những thay đổi to lớn tiếp theo. Chúng tôi có kế hoạch toàn diện trong lĩnh vực kinh doanh màn hình OLED. Các thiết bị di động chỉ là một phần trong số đó", Zhang Yu, Phó chủ tịch phụ trách Marketing của BOE, chia sẻ.
Thách thức những kẻ dẫn đầu
Bên trong nhà máy ở Thành Đô, những cánh tay robot lật những tấm kính lớn nhẹ nhàng như đang lật dở những tờ giấy. Một màng mỏng 0,03 mm hình thành trên mặt kính được niêm phong chặt trong một khối chân không, không bụi trong suốt trước khi được phủ các lớp điện từ. Laser công suất cao sau đó bóc lớp màng khỏi tấm kính để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Đó là một bản giao hưởng của sự chính xác và gần như không có bàn tay con người trong quá trình này.
Chính phủ Trung Quốc đang không ngần ngài hỗ trợ BOE trên hành trình trở thành gã khổng lồ trong lĩnh vực màn hình. Nhà chức trách đã đồng ý hỗ trợ BOE 20,5 tỷ tệ để mở một nhà máy khác ở Phúc Châu, miền nam Trung Quốc. Những sự hỗ trợ khác đến từ ưu đãi đất đai, năng lượng và những chính sách thuận lợi.
Bắt đầu phát triển màn hinh OLED từ năm 2014, BOE đã mở rộng chóng mặt và đang nợ tới 118 tỷ tệ. Dù là doanh nghiệp Trung Quốc nhưng BOE có mối quan hệ công khai với Apple và Samsung trong bối cảnh Trung Quốc cũng có những gã khổng lồ công nghệ như Huawei và Xiaomi. Tuy nhiên, tháng 11, BOE bị truyền thông Hàn Quốc cáo buộc mua trái phép công nghệ màn hình cong của Samsung.
Wang Dongsheng, người vực dậy BOE từ tận cùng khủng hoảng.
OLED, dù có giá thành đắt gấp 5 lần màn hình LCD, nhưng lại tiêu thụ năng lượng tí hơn, mỏng hơn và nhiều màu sắc hơn. Nó có thể được uốn cong, xoắn hoặc cuộn thành bất cứ hình dạng nào mà không làm hỏng khả năng hiển thị. Apple chắc chắn sẽ theo đuổi các sản phẩm sử dụng công nghệ này khi Samsung và Huawei đã dùng nó để sản xuất điện thoại.
Tuy nhiên, giá thành quá đắt gây nhiều trở ngại với màn OLED. Dẫu vậy, các chuyên gia tin rằng việc giảm khối lượng, giảm chi phí, tăng tuổi thọ pin… sẽ giúp bù lại phần giá thành.
Nhà máy của BOE ở Thành Đô đã khởi động việc sản xuất hàng loạt màn hình OLED năm 2017 và tạo ra 32.000 tấm nền mỗi tháng ở thời điểm hiện tại, tương đương 70% công suất thiết kế. Một cơ sở khác đang được xây dựng cũng có công suất tương đương.
Các nhà máy này vẫn chỉ đáp ứng một nửa nhu cầu với màn hình OLED. BOE tiếp tục theo đuổi các nhà máy ở những khu vực khác và dự kiến sẽ đưa chúng vào sản xuất hàng loạt vào đầu năm 2020. Những dự án BOE đang ấp ủ có giá tới 14 tỷ USD. Họ cũng đang nghiên cứu sản xuất những tấm nền có diện tích 10 m2 tại nahf máy ở Hợp Phì, đủ để phục vụ các thiết bị lớn như TV. Nó sẽ cạnh tranh với LG Display Co..
Tuy nhiên, tham vọng của BOE cũng để lại những quan ngại. Họ kỳ vọng quá nhiều vào triển vọng tăng trưởng của thị trường. Đó là rủi ro không nhỏ với một công ty có doanh thu 96 tỷ tệ vào năm ngoái và được định giá khoảng 20 tỷ USD trên thị trường tài chính.
Hiện tại, thị trường OLED vừa và nhỏ, vốn dẫn đầu bởi Samsung Display, đang phải đối mặt với công suất vượt mức. Năm ngoái, BOE đã vượt LG Display để trở thành nhà sản xuất màn LCD lớn nhất thế giới. Họ đang muốn đạt được điều đó với OLED. Hiện tại, Samsung vẫn đang cung cấp màn hình cho iPhone.
Là một doanh nghiệp Trung Quốc, BOE có nhiều lợi thế bởi các doanh nghiệp nước này sẽ vui khi sử dụng màn hình OLED do chính một công ty trong nước chế tạo. Ngoài Huawei, nhà sản xuất điện thoại hàng đầu thế giới, Trung Quốc còn nhiều doanh nghiệp lớn khác hoạt động trong lĩnh vực này và tạo ra một lượng điện thoại khổng lồ.