Hành trình hồi sinh của “đế chế” Microsoft ở tuổi 46
Cũng giống như một người đàn ông trung niên 46 tuổi, Microsoft cuối cùng đã vượt qua được cuộc khủng hoảng giữa đời và trở lại “ngôi vương” của công nghệ đỉnh cao chói lọi với một thái độ chín chắn và ít quan trọng.
- 05-03-2021CEO Microsoft: ‘Nâng nhóm mình lên, hạ người khác xuống’ không phải là lãnh đạo
- 28-02-2021Đâu còn chỉ là bảng tính, Microsoft đang biến Excel thành một ngôn ngữ lập trình hoàn chỉnh
- 29-01-2021Cựu lãnh đạo Google, người từng khiến "ông lớn này" và Microsoft tranh chấp chỉ dạy 4 bí quyết chiến thắng trong sự nghiệp
Sự trỗi dậy của “đế chế”
Nhắc đến Microsoft , phải bắt đầu với Bill Gates, người vẫn được coi là “tỷ phú bỏ học” thành công nhất trên thế giới. Năm 1975, Bill Gates rời bỏ Đại học Harvard lúc 19 tuổi và cùng bán BASIC với người bạn thân Paul Allen. BASIC là một ngôn ngữ lập trình được thiết kế cho người mới bắt đầu..
Sau đó, Bill Gates cùng Paul Allen chuyển đến Albuquerque, New Mexico và thành lập Microsoft (4/4/1975) tại một phòng khách sạn địa phương, thời gian đầu, công ty tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh chính bằng cách sửa đổi chương trình BASIC.
Vào những năm 1980, IBM đã chọn Microsoft để viết phần mềm hệ điều hành quan trọng cho các máy tính cá nhân mới của mình - đây đã trở thành một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của Microsoft.
Nhưng do hạn chế về thời gian và thủ tục phức tạp vào thời điểm đó, Microsoft đã mua quyền sử dụng hệ điều hành của Tim Patterson với giá 50.000 USD, sau đó viết lại thành MS-DOS. Đây là hệ điều hành đơn tác vụ dành cho một người dùng, chẳng hạn như Windows 95, Windows 98 và Windows Me đều dựa trên DOS.
Với thành công của các máy tính IBM, MS-DOS đã trở thành hệ điều hành tiêu chuẩn cho PC vào những năm 1980. Đến năm 1995, ở tuổi 39, Gates lên ngôi người giàu nhất thế giới với giá trị tài sản 12,9 tỷ USD. Doanh thu bán hàng của Microsoft là 5,9 tỷ USD trong năm đó, với 17.801 nhân viên.
Từ năm 1995 đến năm 2007, Gates đã đứng đầu trong bảng xếp hạng người giàu nhất thế giới của Forbes trong 13 năm liên tiếp.
Hệ điều hành Windows: Kiệt tác xuyên thế kỷ
Vào ngày 10/11/1983, hệ điều hành Windows chính thức ra mắt người dùng. Đây là phiên bản cải tiến của hệ điều hành MS-DOS và cung cấp giao diện người dùng đồ họa. Microsoft Windows 1.0 chính thức ra mắt vào năm 1985, kết thúc kỷ nguyên dòng lệnh của hệ điều hành Microsoft.
Không giống như Windows, MS-DOS hoạt động bằng cách sử dụng các lệnh và hệ thống chạy các chương trình theo lệnh do người dùng nhập vào. Trong khi đó, Windows 1.0 cho phép người dùng trỏ và nhấp chuột để truy cập Windows thay vì gõ lệnh MS-DOS. Dù vậy, mãi cho tới phiên bản Windows 3.0, hệ điều hành này mới trở nên phổ biến.
Đó là cuối năm 1989, và Microsoft đã dành nhiều nỗ lực để hoàn thiện phiên bản Windows tập trung vào giao diện người dùng. Như Microsoft đã nói vào thời điểm đó: Đây là một sản phẩm thú vị!
Sau hơn hai thập kỷ phát triển, Microsoft đã phát hành hệ điều hành Windows 10 vào ngày 29/7/2015 và vẫn là “phiên bản mới nhất” cho đến thời điểm hiện tại.
Khép lại thời đại của “một vị vua không ngai vàng”
Năm 2000, Bill Gates giao lại vị trí CEO cho Steve Ballmer (Chủ tịch của Microsoft vào năm 2008), người từng chịu trách nhiệm điều hành công ty và những tháng ngày “thất bại thảm hại” của Microsoft chính thức bắt đầu.
Trên thực tế, trong 13 năm nắm quyền điều hành, Ballmer đã dẫn dắt Microsoft đạt được những kết quả vượt bậc với số lượng nhân viên tăng gấp 3 lần, doanh thu hàng năm tăng gấp 4 lần, lợi nhuận hàng năm tăng gấp 10 lần. Tuy nhiên, với tư cách là CEO thứ hai của Microsoft, Ballmer đã phải hứng chịu rất nhiều chỉ trích và thậm chí bị buộc phải chịu trách nhiệm cho những thất bại của Microsoft ở giai đoạn này.
Trong đó, có thể kể đến việc Windows Phone bị iOS và Android bóp nghẹt hay Windows 8 thường xuyên gặp lỗi và mảng điện toán đám mây “đi vào ngõ cụt”. Bù lại, dưới thời Ballmer, Microsoft ngày càng bành trướng hơn và bắt đầu chen chân vào tất cả các khía cạnh của ngành công nghiệp phần mềm một cách “bất khả chiến bại”.
Thị phần Windows trên thị trường hệ điều hành PC vượt quá 90%, và sức ảnh hưởng quá lớn tạo ra áp lực lên đối tác đã khiến Microsoft trở thành cái đích để chỉ trích trong các cuộc chiến chống độc quyền.
“Đế chế” hồi sinh
Năm 2014, một người Ấn Độ 46 tuổi, Satya Nadella chính thức đảm nhận vị trí CEO thứ 3 của Microsoft. Vào thời điểm đó, Microsoft như một gã khổng lồ tuổi xế chiều, không thể bắt kịp nhịp độ thời đại, nhưng Nadella đã một tay chèo lái sự hồi sinh của cả “đế chế”.
Nadella không chỉ thay đổi chiến lược kinh doanh của Microsoft mà còn cải tổ văn hóa doanh nghiệp cũng như cách thức suy nghĩ của nhân viên công ty. Trong 5 năm sau đó, Nadella đã dẫn dắt Microsoft tìm đường trở lại sự huy hoàng thủa nào và cho đến nay, giá trị thị trường của Microsoft đạt 1,83 nghìn tỷ USD.
Microsoft đã trở lại thời hoàng kim dưới sự dẫn dắt của Satya Nadella. |
Thời điểm đó, Microsoft đã xóa bỏ mảng kinh doanh điện thoại di động Nokia do cựu CEO Ballmer mua lại với giá 7,2 tỷ USD, đồng thời công bố đợt sa thải lớn nhất trong lịch sử. Số lượng sa thải chiếm 14% trong tổng số hơn 120.000 nhân viên toàn cầu của công ty. |
Tất cả những đánh đổi này đều nhằm tập trung phát triển vào các dịch vụ đám mây. Dưới sự lãnh đạo của Nadella, Microsoft đã cắt giảm ngân sách của bộ phận Windows và thành lập một doanh nghiệp điện toán đám mây khổng lồ - Microsoft Azure.
Hiện tại, nền tảng đám mây Azure của Microsoft đã chiếm được sự ưu ái của nhiều khách hàng doanh nghiệp lớn với 214 triệu người đăng ký. Dưới con mắt các nhân viên Microsoft, sự chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp của Nadella đã góp phần hồi sinh công ty.
Trong cuốn Hit Refresh xuất bản năm 2017, Nadella thẳng thắn xác nhận việc chuyển đổi chiến lược kinh doanh không phải là ưu tiên hàng đầu của ông với tư cách CEO của Microsoft. CEO là Giám đốc điều hành, nhưng với Nadella, thậm chí còn hơn với tư cách là Giám đốc điều hành văn hóa. Ông đã truyền cảm hứng cho các nhân viên của Microsoft trở thành những người "học được tất cả".
Từ Windows sang đám mây, Nadella đã chuyển đổi cỗ xe “nồi đồng cối đá” Microsoft và đạt được giá trị thị trường nghìn tỷ USD vào thời điểm hiện tại. Với chặng đường 46 năm tuổi, “đế chế” Microsoft lại một lần nữa hồi sinh…
ICTnews