Hậu đại dịch, một địa điểm bất ngờ được giới trẻ Trung Quốc ồ ạt viếng thăm: "Trend" mới hay do áp lực?
Khi du lịch trong nước dần phục hồi, các ngôi chùa trên khắp Trung Quốc đã chứng kiến làn sóng viếng thăm của thanh niên tìm cách thoát khỏi áp lực trong cuộc sống.
- 21-03-2023Xách ba lô đến ngay 5 địa điểm du lịch đẹp tựa thiên đường ở Việt Nam
- 10-03-20235 địa điểm du lịch đắt đỏ nhất Việt Nam
- 06-03-2023Kinh ngạc với hình ảnh siêu đông đúc lúc 2 giờ sáng tại "quán cà phê âm phủ", không hổ danh địa điểm ruột của giới trẻ
“Giữa việc cầu xin sự giúp đỡ của bản thân và cầu xin sự giúp đỡ của người khác, tôi chọn cầu xin Đức Phật giúp đỡ,” một bình luận trên mạng viết.
Giới trẻ Trung Quốc đến đền, chùa tăng vọt
Các nền tảng du lịch trực tuyến đang chứng kiến sự gia tăng lượng đặt chỗ tại các địa điểm tôn giáo từ những người trẻ tuổi đang tìm kiếm “trải nghiệm thanh lọc tâm hồn”.
Dữ liệu từ nền tảng du lịch trực tuyến Trip.com vào cuối tháng 2 cho thấy lượng đặt chỗ cho các chuyến viếng thăm đền thờ đã tăng hơn gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó những người trẻ tuổi chiếm một nửa số lượng đơn đặt hàng đó.
Một cô gái 25 tuổi đến từ Thâm Quyến cho biết cô đã thăm 6 ngôi chùa trong năm nay. Cô nói thêm rằng việc đi chùa giúp cô thư giãn sau 10 tiếng làm việc ở văn phòng mỗi ngày.
Trên Douyin, phiên bản tiếng Trung của TikTok, lượt tìm kiếm các chuyến viếng thăm địa điểm tôn giáo đã tăng 580% trong năm nay, theo Ocean Engine, một nhà cung cấp dịch vụ tiếp thị trực tuyến.
Trên nền tảng trực tuyến Xiaohongshu về phong cách sống, đã có hơn 820.000 bài đăng của những người đi chùa chia sẻ mọi thứ, từ mẹo di chuyển đến nghi thức thờ cúng và coi chuyến tham quan là “một trải nghiệm thanh lọc tâm hồn”.
Chùa Lama ở Bắc Kinh, còn gọi là Yonghegong, đã chứng kiến trung bình hơn 40.000 du khách mỗi ngày vào tuần trước, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông trong nước.
Ngôi đền Wofo ở thủ đô cũng trở nên nổi tiếng khi sinh viên và các nhân viên trẻ lần lượt đổ xô đến cầu nguyện để được nhập học và thăng tiến trong sự nghiệp.
Tại tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc, những hình ảnh được đăng tải trên mạng vào đầu tháng này cho thấy du khách xếp hàng dài để vào chùa Lingyin từ sáng sớm và sau đó chen chúc ở cửa hàng lưu niệm để mua những chiếc vòng tay tượng trưng cho sự bình an và hạnh phúc.
Shen Yuning, 28 tuổi, thường xuyên đến thăm Yonghegong ở Bắc Kinh. Tháng 2 năm nay, khi cô đến chùa thì nhận thấy hầu hết du khách đều là những người trẻ tuổi, có vẻ như là sinh viên đại học hoặc người mới đi làm.
Các du khách trẻ tuổi đến chùa thường tìm đến là những vị thần phụ trách sự nghiệp và vận may, trong khi những vị thần phụ trách sự việc tình duyên ít được quan tâm hơn trước, Shen lưu ý về những thay đổi thú vị đó.
Xu hướng nhất thời hay cách để giải tỏa áp lực?
Song Yuqian, một nhà bình luận về các vấn đề công cộng cho rằng nhiều người trẻ tuổi có thể đến thăm các địa điểm tôn giáo do xu hướng nhất thời trên mạng xã hội và sự lo lắng ngày càng tăng.
Một báo cáo năm 2021 về sức khỏe tâm thần cho thấy những người trong độ tuổi từ 16 đến 34 có mức độ lo lắng cao nhất, trong khi một khảo sát được thực hiện đối với người đi làm vào tháng 6 năm ngoái cho thấy 85% số người được hỏi phải đối mặt với một mức độ áp lực nhất định trong công việc.
“Việc viếng thăm một ngôi chùa mở ra một cơ hội mới để mọi người nghỉ ngơi và tạm thời thoát khỏi căng thẳng, vì các thế lực thần bí khiến những người trẻ tuổi cảm thấy vững tâm và nhờ đó có khả năng chữa lành khỏi sự kiệt quệ về tinh thần,” Song nói.
Đối với một số người, viếng chùa, dâng hương và chia sẻ ảnh trực tuyến là một xu hướng mới mà giới trẻ cảm thấy bắt buộc phải nắm bắt.
Khi du khách chia sẻ ảnh và câu chuyện về những ngôi chùa, những người trẻ tuổi khác, hầu hết là những người thường xuyên sử dụng các ứng dụng mạng xã hội, có khả năng bị ảnh hưởng, bị hấp dẫn, Zhang Yiwu, giáo sư ngôn ngữ Trung Quốc tại Đại học Bắc Kinh lý giải.
Giờ đây, các ngôi chùa cũng có nhiều thứ hơn để cung cấp, từ cà phê và bữa ăn thuần chay đến đồ trang sức được ban phước và "các dịch vụ ban phước".
Huini đã đến chùa Yongfu ở Hàng Châu trong Lễ hội mùa xuân, nơi cô thử cà phê và mì của chùa.
"Hương vị [của cà phê] không tệ. Tuy nhiên, đó là trải nghiệm nhiều hơn... Thử một thứ gì đó rất 'trẻ' và 'Tây' tại một ngôi chùa Phật giáo Trung Quốc có niên đại 1.600 năm trước, một sự tương phản thú vị," Huini nói với Global Times.
Shen Yuning đã tặng một chiếc vòng đeo tay bằng tro trầm hương mà cô đã mua ở chùa Yonghegong.
Sự phổ biến ngày càng tăng của các ngôi đền trong thế hệ millennials (Gen Y) và Gen Z của Trung Quốc chứng tỏ rằng “nền kinh tế tâm linh” của quốc gia đang bùng nổ.
Nhiều cư dân thành thị trẻ ở Trung Quốc đang chuyển sang các hoạt động và hành vi tiêu dùng giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của họ vì những áp lực mà họ phải đối mặt.
Các ngôi chùa phù hợp với xu hướng này vì chúng cung cấp sự hỗ trợ về tinh thần và có khung cảnh môi trường tương đối yên tĩnh, tách biệt với các thành phố nhộn nhịp.
Shen cho biết việc viếng thăm các ngôi đền cũng là một phương pháp để giải tỏa tinh thần khi một người quá căng thẳng.
Nói một cách ngắn gọn, không một từ nào có thể mô tả giới trẻ Trung Quốc khi họ đang lớn lên trong thời kỳ có nhiều thay đổi nhanh chóng và rộng lớn.
Zhang cho biết họ đa dạng và sống động, có tư duy cởi mở với những điều mới mẻ, thời thượng và đương đầu với áp lực theo cách riêng của họ, Zhang nói.
Nếu thường xuyên được bố mẹ đưa đến 4 địa điểm này, EQ của con sẽ tăng vùn vụt: Ra xã hội ăn nói khôn khéo, ai cũng quýNhịp sống thị trường