MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hầu hết rác thải trên đại dương đều tới từ 10 con sông này

10-07-2018 - 10:24 AM | Sống

Khi các chính phủ trên toàn thế giới đổ xô giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa trong các đại dương thì các nhà nghiên cứu đã xác định rằng hệ thống sông ngòi mang phần lớn rác thải nhựa ra biển và là nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề ô nhiễm đại dương.

Các nhà khoa học cho biết, khoảng năm nghìn tỷ bảng Anh đang trôi nổi trên các đại dương. Và một nửa số tiền đó xuất phát từ hai con sông lớn: sông Dương Tử (Trung Quốc) và sông Hằng (Ấn Độ). Số tiền là ước tính giá trị "lúc mới mua" của đống rác thải ngồn ngộn như núi này.

10 con sông ô nhiễm nhất thế giới

Các con sông ô nhiễm thường nằm ở lưu vực những khu đông dân cư - ví dụ như sông Dương Tử với hơn nửa tỷ người. Các con sông này cũng ở các nước đang phát triển có tỷ lệ tái chế rác thải kém.

Nhóm nghiên cứu đã viết trên tạp chí "Khoa học và Công nghệ Môi trường" rằng vấn đề này sẽ sớm trở thành vấn đề toàn cầu.

Những mảnh nhựa trong rác thải theo thời gian sẽ phân hủy thành các hạt nhựa nhỏ trôi nổi trong nước. Những hạt nhựa này sẽ phá hủy các hệ sinh thái đồng thời đe dọa nghiêm trọng đời sống các sinh vật biển.

"Điều gì sẽ xảy ra khi cá, chim biển hoặc động vật có vú biển nhầm lẫn các mảnh vụn nhựa với thực phẩm và hấp thụ chúng?", các nhà khoa học đặt câu hỏi.

Hầu hết rác thải trên đại dương đều tới từ 10 con sông này - Ảnh 1.

"Điều gì sẽ xảy ra khi cá, chim biển hoặc động vật có vú biển nhầm lẫn các mảnh vụn nhựa với thực phẩm và hấp thụ chúng?", các nhà khoa học đặt câu hỏi

"Càng có nhiều rác thải không được xử lý đúng cách, càng nhiều nhựa sẽ bị thải vào các con sông và đi theo con đường này ra biển", tiến sĩ Schmidt kết luận.

Danh sách 10 con sông ô nhiễm nhất thế giới:

- Sông Dương Tử ( hay còn gọi là sông Trường Giang ), Trung Quốc

- Sông Ấn, Pakistan

- Sông Hoàng Hà, Trung Quốc

- Sông Hải Hà, Trung Quốc

- Sông Nin thuộc châu Phi

- Sông Hằng, Ấn Độ

- Sông Châu Giang, Trung Quốc

- Sông Amur ( hay Hắc Long Giang ): tạo thành biên giới tự nhiên giữa miền Viễn Đông của Nga và vùng Mãn Châu (tỉnh Hắc Long Giang) của Trung Quốc.

- Vịnh Guinea là một vịnh thuộc Đại Tây Dương ở phía tây nam châu Phi: có hai con sông chảy ra vịnh Guinea là sông Niger và sông Volta.

- Sông Mê Kông: bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.

Hầu hết rác thải trên đại dương đều tới từ 10 con sông này - Ảnh 2.

Nghiên cứu cho thấy, sông Dương Tử của Trung Quốc ô nhiễm nhất. Sông thải ra 1,5 triệu tấn chất nhựa vào biển Hoàng Hải mỗi năm. Trong ảnh, công nhân dọn sạch rác ở Thái Thương đến sông Dương Tử vào ngày 23 tháng 12 năm 2016 tại Thái Thương, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc

Khi tình trạng ô nhiễm đã đến mức báo động

Được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Helmholtz của Đức, nghiên cứu đã chỉ ra cách hiệu quả nhất để giảm số lượng rác trong đại dương là giải quyết các nguồn ô nhiễm dọc theo các tuyến đường thủy.

Cùng với các kết quả nghiên cứu được đưa ra vào năm 2017, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một lời cảnh báo cho tương lai: "Một điều chắc chắn: tình trạng này không thể tiếp tục", Tiến sĩ Christian Schmidt, một nhà địa chất thủy văn học tại Trung tâm nghiên cứu môi trường Helmholtz của Đức cho biết.

"Nhưng vì không thể làm sạch những mảnh vụn nhựa đang rải rác trong các đại dương nên chúng ta phải giảm mức độ tiêu thụ đồ dùng nhựa", ông nói thêm.

Hầu hết rác thải trên đại dương đều tới từ 10 con sông này - Ảnh 3.

Nghiên cứu cho thấy, sông Dương Tử của Trung Quốc ô nhiễm nặng nhất, và xả ra 1,5 triệu tấn nhựa vào biển Hoàng Hải mỗi năm

Các nhà khoa học cho rằng rác nhựa sẽ gây ảnh hưởng xấu đến đời sống các sinh vật biển, đồng thời với số lượng rác trôi nổi quá lớn thì việc thu gom cũng không khả thi.

Tuy nhiên, ngăn chặn rác nhựa có thể giúp giảm thiểu những nguy cơ tiềm tàng.

Tiến sĩ Schmid nói để làm được điều này, các nhà khoa học cần một cuộc nghiên cứu tốt hơn về nơi đầu tiên cũng như con đường để rác bị lưu lại trong lòng đại dương.

"Để làm được việc này chúng ta cần hạn chế tới mức tối đa việc xả rác xuống các con sông lớn", tiến sĩ Schmidt nói.

Sông Dương Tử (Trung Quốc), trong một nghiên cứu trước đây đã ước tính đổ khoảng 330 nghìn tấn rác nhựa vào biển mỗi năm

Sông Hằng ở Ấn Độ còn thải ra nhiều hơn - khoảng 600 nghìn tấn.

Các con sông khác như sông Tây Giang, sông Đông Giang và sông Châu Giang (106 nghìn tấn/năm) ở Trung Quốc cũng như bốn con sông Indonesia: Brantas ( 38 nghìn tấn/năm), Solo (32 nghìn tấn/năm), Serayu (17 nghìn tấn/năm) và Progo (13 nghìn tấn/năm), thải tổng cộng hơn 200 nghìn tấn rác nhựa.

Hầu hết rác thải trên đại dương đều tới từ 10 con sông này - Ảnh 4.

Các hệ thống sông xả chất thải nhiều nhất vào đại dương bao gồm sông Amur, sông Hằng, sông Hải Hà, sông Ấn, sông Mê Kông, sông Châu Giang, sông Dương Tử và sông Hoàng Hà ở châu Á, cũng như sông Niger và sông Nin (ảnh) ở châu Phi

Hầu hết rác thải trên đại dương đều tới từ 10 con sông này - Ảnh 5.

Nghiên cứu cho thấy rằng cách hiệu quả nhất để giảm số lượng nhựa trong đại dương trên toàn thế giới là giải quyết các nguồn ô nhiễm dọc theo các tuyến đường thủy

"Chúng tôi hy vọng rằng nghiên cứu của chúng tôi sẽ đóng góp cho sự phát triển tích cực để có thể hạn chế rác nhựa ở đại dương trong một khoảng thời gian tới", tiến sĩ Schmidt kết luận.

Tiến sĩ Schmidt đã tổng hợp dữ liệu từ hàng chục bài báo nghiên cứu và liệt kê những con sông là thủ phạm trực tiếp của tình trạng ô nhiễm này.

Ông nói: "Có 10 con sông được xếp hạng hàng đầu và các con sông này chịu trách nhiệm khoảng 88-95% lượng rác thải toàn cầu trên biển".

Nguồn: Daily mail

Theo My My

Helino

Trở lên trên