Hay nghe từ "người vợ Tào Khang", liệu bạn đã biết Tào Khang có nghĩa là gì không?
Nhiều người chỉ biết người vợ Tào Khang là chỉ những người phụ nữ chịu thương chịu khó ở bên chồng trong lúc khó khăn. Vậy nguồn gốc của từ này xuất phát từ đâu?
Từ rất xa xưa, dân gian thường có câu: "Tào khang chi thê bất hạ đường, Bần tiện chi giao mạc khả vong", nghĩa là vợ chồng lấy nhau từ lúc khổ cực chẳng nên bỏ, bạn bè kết giao từ thuở hèn chẳng nên mất. "Tào Khang chi thê" trong cây này nghĩa là người vợ tào khang.
Tào Khang trong nghĩa bóng tức là chỉ về sự khổ cực, còn trong nghĩa đen thì "tào" hay còn gọi "tao" là cái máng, cái nơi cho súc vật ăn, còn "khang" là cám gạo. Chỉ những thức ăn khi con người ta nghèo khổ mới ăn chúng. Vì vậy, nghĩa chính của chữ "Tào Khang" được người xưa sử dụng để chỉ một định chế phải đạo, lấy sự hy sinh, chung thủy làm đầu. Người vợ Tào Khang chính là người ở bên chồng lúc khó khăn hoạn nạn, cùng chồng vượt qua mọi thử thách để giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Nguồn gốc từ 2 từ này được xuất phát từ câu chuyện của một vị quan hiền lương thời dưới triều vua Quang Võ. Ông tên là Tống Hoằng, tính tình chính trực lại có tình nghĩa. Vua Quang Võ có người chị gái là Hồ Dương công chúa đã góa chồng, người này lại đem làm ái mộ Tống Hoằng.
Một hôm, vua Quang Võ cho gọi Tống Hoằng và bảo: "Người đời có câu, giàu đổi bạn, sang đổi vợ, người có cho vậy là chuyện thường tình chăng?". Nghe thấy lời của vua, Tống Hoằng, người có tình nghĩa, có đức độ đã có vợ, lấy nhau từ thuở hàn vi liền trả lời: "Thần thưa, tào khang chi thê bất khả hạ đường, bần tiện chi giao mạc khả vong" (nghĩa là thần nghĩ rằng, bạn bè từng chơi với mình lúc nghèo nàn thì khi mình giàu sang cũng chẳng nên quên, còn người vợ từng chịu hoạn nạn với mình thì khi phú quý cũng không nên bỏ). Câu trả lời của Tống Hoằng đã khiến cho vua Quang Võ và Hồ Dương công chùa liền bỏ ngay ý định và càng cảm kích ông hơn
Từ "Tào Khang" cũng từ đó mà được lưu truyền từ đời này sang đời khác để ca ngợi sự hy sinh của vợ chồng.
Theo Trí Thức Trẻ