Hé lộ 2 cảng quan trọng bậc nhất thế giới, là chìa khoá giải quyết tình trạng chuỗi cung ứng tắc nghẽn nghiêm trọng
Theo Reuters, việc tháo gỡ những nút thắt ở các cảng ở Mỹ chính là cách hiệu quả để khắc phục những điểm yếu của chuỗi cung ứng.
- 21-10-2021Financial Times: Nhà đầu tư đang tháo chạy khỏi vàng để tìm đến tiền số
- 21-10-2021Trung Quốc tăng tối đa sản xuất than, cấm mỏ khai thác đóng cửa: Lời hứa theo đuổi năng lượng sạch liệu có thành hiện thực?
- 21-10-2021Không được dùng Facebook, Twitter, cựu Tổng thống Donald Trump tuyên bố lập mạng xã hội riêng thách thức Big Tech
Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới và IHS Markit, cảng Los Angeles và Long Beach ở Nam California là những cảng xử lý nhiều hàng hoá đường biển nhất nước Mỹ, nhưng lại nằm trong số những cảng hoạt động kém hiệu quả nhất thế giới.
Trong báo cáo Container Port Performance Index so sánh 351 cảng container trên toàn cầu, Los Angeles xếp thứ 328, sau cảng Dar es Salaam của Tanzania và Dutch Harbor của Alaska. Cảng Long Beach gần đó thậm chí còn có thứ hạng thấp hơn, đứng thứ 333, sau Vịnh Nemrut của Thổ Nhĩ Kỳ và Mombasa của Kenya.
Tổng số tàu chờ dỡ hàng ngoài khơi hai cảng gần kề này đã đạt con số kỷ lục mọi thời đại là 100 tàu trong ngày 18/10. Các thương vụ mua bán hàng hoá nhập khẩu của Mỹ đã tăng mạnh, khiến cơ sở hạ tầng của chuỗi cung ứng không thể xử lý được, gây ra tình trạng trì hoãn giao hàng và tắc nghẽn.
Hai cảng đứng đầu bảng xếp hạng là Yokohama của Nhật Bản và cảng King Abdullah của Saudi Arabia. Ba cảng còn lại nằm trong top 5 là cảng Chiwan, một phần của cảng Thâm Quyến ở tỉnh Quảng Đông, cảng Quảng Châu ở nam Trung Quốc và cảng Cao Hùng của Đài Loan.
Các cảng ở châu Á, Trung Đông và Bắc Phi chiếm vị trí 50 cảng hàng đầu trên bảng xếp hạng. Các cảng của Mỹ chỉ góp mặt trong top 100, bao gồm cảng Philadelphia (thứ 83), cảng Virginia (thứ 85), cảng New York và New Jersy (thứ 89) và cảng Charleston, Nam Carolina (thứ 95).
Đại dịch Covid-19 đã gián đoạn hoạt động thương mại trên toàn thế giới, xáo trộn giao thương và phơi bày những điểm yếu của chuỗi cung ứng.
Mỹ là quốc gia tiêu thụ lớn nhất thế giới, hàng hoá nhập khẩu có trị giá khoảng 2,5 nghìn tỷ USD mỗi năm. Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đấu tranh cho nguồn tài trợ từ liên bang để hiện đại hoá cơ sở hạ tầng cũ nát, bao gồm cả các cảng biển. Sự kiểm soát của chính phủ, vận hành 24/7 và tự động hoá giúp nhiều cảng quốc gia khác hoạt động hiệu quả hơn.
Ông Biden đang thúc đẩy các giám đốc điều hành cảng, các lãnh đạo liên đoàn lao động và các nhà bán lẻ lớn như Walmart ứng phó với những rào cản trong vận chuyển, điều đang khiến giá hàng hoá tăng đồng thời làm tăng nguy cơ thiếu hụt sản phẩm trong mùa lễ hội quan trọng.
Các nhà điều hành cảng Nam California đang thuyết phục các nhà khai thác bến cảng, nhà nhập khẩu, tài xế xe tải, đường sắt, công nhân cảng và chủ kho điều chỉnh vận hành 24/7 nhằm mục đích giải quyết tồn đọng, nguyên nhân khiến hàng chục con tàu chờ ngoài khơi và việc vận chuyển đến các cửa hàng và trung tâm phân phối thương mại điện tử bị chậm trễ.
Tham khảo Reuters