Hé lộ những phác thảo đầu tiên về kế hoạch phục hồi kinh tế
Bộ KH&ĐT vừa công bố những phác thảo đầu tiên về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023.
- 01-10-2021Đóng BHXH như thế nào để được hưởng mức lương hưu cao nhất?
- 30-09-2021Bộ Tài chính lên tiếng về doanh nghiệp cung cấp xổ số 'đặt 1 ăn 70'
- 30-09-2021Giảng viên Fulbright Nguyễn Xuân Thành: ‘Mở cửa từ bây giờ thì quý 4 có thể tăng trưởng trở lại mức 3,5-4% so với cùng kỳ’
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, thời gian qua, các chính sách hỗ trợ của Việt Nam mới chủ yếu giải quyết khó khăn ngắn hạn về tài chính của doanh nghiệp, người dân, tác động về phía cung của nền kinh tế (tín dụng, giảm chi phí, lao động). Các giải pháp hỗ trợ vẫn thiếu tính tổng thể, dài hạn, đồng bộ, với nguồn lực đủ lớn để thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế.
Bộ trưởng KH&ĐT dự báo, thời gian tới, kinh tế nước ta phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là ngân sách nhà nước, nguồn cung và giá cả nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu, tiêu dùng nội địa, thiên tai, biến đổi khí hậu...
Thách thức và yêu cầu đặt ra cho năm 2022 và năm 2023 là vô cùng lớn. Vì vậy, thời gian thực hiện chương trình cần đủ dài để có thể xây dựng và triển khai các giải pháp tạo cơ sở phục hồi mạnh mẽ, vững chắc cho doanh nghiệp, nền kinh tế, góp phần phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân cả giai đoạn 2021-2025 là 6,5-7%/năm.
Dự kiến, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sẽ tập trung và các ngành, lĩnh vực vừa qua chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng có năng lực cạnh tranh, khả năng phục hồi nhanh như: du lịch, dịch vụ lưu trú và ăn uống, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thủy sản, vận tải hành khách.
Chính sách hỗ trợ sẽ tập trung vào khu vực doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ dòng tiền, ổn định tài chính cho doanh nghiệp. Chương trình sẽ tập trung các ngành có cơ hội phát triển nhanh, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong dài hạn cho nền kinh tế như: thương mại điện tử, chuyển đổi số, kinh tế số.
Về giải pháp hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, chương trình dự kiến có 8 nhóm nhiệm vụ chính. Trong đó có các giải pháp về hỗ trợ tín dụng (tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp, người dân có thể tiếp cận tín dụng, hỗ trợ lãi suất với một số đối tượng cụ thể); tài chính (miễn, giảm thuế, phí); sản xuất; phát triển chuỗi cung ứng bền vững nhất là các chuỗi giá trị ngành nông nghiệp, thủy sản; hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Theo Bộ KH&ĐT, dự kiến kinh phí thực hiện chương trình được bảo đảm từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác, trong đó có các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách như Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Quỹ công đoàn.
Tiền phong