Hệ lụy dồn vốn cho BT và BOT
Vốn tín dụng dồn quá nhiều cho lĩnh vực hạ tầng giao thông qua hình thức BT và BOT đã và luôn tiềm ẩn những vấn đề cần đặt trong tầm kiểm soát.
- 24-11-2020“Vay vốn quốc tế cũng giống như đi chợ, phải hiểu biết để không bị... hớ”
- 24-11-2020Nhu cầu vốn đầu tư cho ngành điện mỗi năm tới 13-15 tỷ USD, lấy ở đâu?
Trong giai đoạn 2016-2019, dư nợ tín dụng lĩnh vực hạ tầng giao thông đã tăng 10,82%, chiếm 1,51% tổng dư nợ. Đến cuối tháng 3/2020, dư nợ lĩnh vực này tăng 1,27%, chiếm 1,35%.
Đến cuối tháng 3/2020, dư nợ lĩnh vực này tăng 1,27%, chiếm 1,35%.
Tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu
Việc các ngân hàng giảm cho vay đối với lĩnh vực hạ tầng giao thông cho thấy việc NHNN yêu các ngân hàng kiểm soát cho vay giao thông, cùng với lộ trình thực hiện siết tỷ lệ huy động ngắn cho vay trung- dài hạn đã phần nào có hiệu quả. Song hệ lụy của cả giai đoạn vẫn còn nguyên khi theo báo cáo của NHNN với Quốc hội, tính đến giữa năm 2020, 49 dự án BOT giao thông đã hoạt động, nhưng doanh thu không như dự kiến. Theo đó, dư nợ 64.676 tỷ đồng có nguy cơ phải cơ cấu nợ, chuyển nhóm nợ, tăng trích lập dự phòng rủi ro.
Tính cả năm nay, các con số này chắc chắn sẽ có sự thay đổi đáng kể trong bối cảnh phần lớn các TCTD vẫn tăng dư nợ cho vay nhất định với lĩnh vực này.
Kiểm soát bản chất tiếp vốn
Bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN, cho biết hiện có 50 dự án mà các ngân hàng đã cho vay, gặp khó khăn do chính sách thu phí giao thông thay đổi. Điều đó dẫn đến vốn tín dụng cho khu vực giao thông đang gặp khó khăn.
Nhiều dự án BOT có doanh thu không như dự kiến, nên có nguy cơ phải cơ cấu nợ. (Dự án BOT đầu tư xây dựng cầu Thái Hà chỉ đạt doanh thu từ 13- 15% kế hoạch)
Đại diện NHNN đề xuất cơ chế đa dạng hóa nguồn vốn cho doanh nghiệp BT và BOT. Tuy nhiên, đây là vấn đề được nêu từ nhiều năm trước và Quốc hội cũng đã thông qua Luật PPP, đồng thời cho phép các doanh nghiệp thực thi cơ chế chia sẻ, phát hành trái phiếu huy động vốn cho dự án.
TS. Nguyễn Hoàng Hiệp, chuyên gia kinh tế, cho rằng ngành ngân hàng vẫn là "trụ cột vốn" quan trọng của khu vực giao thông. Ngoài vốn ngân sách cho các dự án đầu tư công, thì các dự án có sự tham gia của tư nhân vẫn cần chứng minh vốn đối ứng. Nguồn vốn này ít khi là "tiền tươi" mà các chủ đầu tư đưa ra.
"NHNN cần kiểm soát đúng bản chất tiếp vốn trong khối lượng trái phiếu phát hành của nhóm doanh nghiệp bất động sản, với việc không ít đơn vị có đầu tư BT và BOT và người mua là các ngân hàng. Bởi đây là tài trợ tín dụng qua tài trợ trái phiếu và có thể trực tiếp làm nặng thêm nguy cơ khoản vốn nợ cần cơ cấu lại của nhóm hạ tầng trong nay mai", TS. Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh.
Diễn đàn doanh nghiệp