Hệ thống giáo dục STEM và tiềm năng cho học sinh vùng nông thôn Việt Nam
Giáo dục chính là con đường để phát triển cuộc sống ở nông thôn, đặc biệt là đối với trẻ em tại vùng này. Những năm gần đây phương pháp giáo dục STEM được nhắc đến rất nhiều trong việc tạo ra những thay đổi lớn cho bình đẳng giới về giáo dục đối với trẻ em ở nông thôn.
Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia trong xây dựng nông thôn mới, trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2020, hệ thống giáo dục ở nông thôn liên tục phát triển. Chương trình phổ cập giáo dục trung học đạt kết quả tốt, chất lượng giáo dục ngày càng tăng. Cụ thể, ở bậc mầm non tỷ lệ phổ cập đã đạt 100% vào năm 2017, tỷ lệ xã - huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở cũng đạt 100% vào năm 2018, tỷ lệ người biết chữ độ tuổi (15-60) của toàn quốc là 97,85%.
Những con số trên cho thấy tỷ lệ phổ cập giáo dục ở nước ta đã đạt độ phủ gần như tối đa, và mối quan tâm hiện tại của chính quyền cũng như tất cả các cá nhân, tổ chức hoạt động và quan tâm đến giáo dục là làm sao áp dụng những giải pháp giáo dục mới để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
Nâng cao chất lượng giáo dục với STEM
Một trong những giải pháp được nhắc đến và cũng được triển khai áp dụng rộng khắp cả nước những năm gần đây đó là STEM. STEM là một chương trình giảng dạy được thiết kế để trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng liên quan đến lĩnh vực khoa học (Science), công nghệ (Technology), kỹ thuật (Engineer), toán học (Math). Thuật ngữ STEM ra đời do ghép bốn chữ cái đầu tiên theo tên tiếng Anh của bốn chuyên ngành tự nhiên quan trọng mà mô hình này hướng đến.
Mục tiêu giáo dục STEM ở các quốc gia có khác nhau nhưng đều hướng tới việc giúp cho người học vận dụng kiến thức các môn học để giải quyết các vấn đề thực tiễn, nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, STEM luôn là một khối ngành vô cùng hứa hẹn về việc làm và mức thu nhập cho người học sau khi ra trường.
Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình giáo dục STEM ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, nhất là khi có đến 68% dân số sống ở vùng nông thôn – những nơi thường thiếu thốn trang thiết bị, cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, những câu hỏi như giáo dục STEM nên được thử nghiệm và triển khai trong bao lâu và theo cách nào; nên dạy ở cấp độ nào trong các trường công lập và tư thục; cần bao nhiêu tiền; và những nguồn lực nào có thể được sử dụng để hỗ trợ giáo dục STEM ở mỗi tỉnh…, vẫn chưa thực sự có câu trả lời rõ ràng.
Những dấu ấn của người tiên phong trong áp dụng STEM
Power of Radiance của Clé de Peau Beauté được khởi xướng vào năm 2019, là một phần trong cam kết xã hội lâu dài của thương hiệu, nhằm tôn vinh những người phụ nữ có đóng góp mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho trẻ em gái bằng giáo dục và bảo vệ nữ quyền.
Chính trong những khó khăn của buổi đầu đưa hệ thống giáo dục STEM đến gần với học sinh nông thôn ở Việt Nam, đã cho thấy nỗ lực, sự sáng tạo cũng như tinh thần tiên phong của nhiều cá nhân tâm huyết. Một trong số đó là cô giáo Đào Thị Hồng Quyên - giáo viên Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng Power of Radiance. Mỗi năm, giải thưởng này chỉ trao duy nhất cho một cá nhân trên toàn thế giới.
Cô Đào Thị Hồng Quyên - giáo viên Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng Power of Radiance
Để đạt được giải thưởng này, cô Quyên đã thuyết phục Hội đồng trao giải bằng sự nhiệt huyết bền bỉ qua những đóng góp đáng kể cho chương trình giáo dục STEM, mang đến sự thay đổi. Theo đó, cô và các cộng sự đã tạo ra dự án "STEM cho Nông thôn" một dự án STEM cho khu vực nông thôn, với những giải pháp linh động giải quyết các khó khăn, vướng mắc của mô hình này với điều kiện áp dụng thực tiễn ở từng địa phương. "Dự án của tôi giúp cho giáo dục công bằng hơn, thu hẹp khoảng cách giáo dục giữa các nhóm học sinh dân tộc thiểu số - nông thôn - thành thị" – cô Quyên chia sẻ về ý nghĩa dự án tâm huyết của mình.
Giải thưởng Power of Radiance năm 2023 được trao cho cô Đào Thị Hồng Quyên một lần nữa khẳng định sự quan tâm của Clé de Peau Beauté đến giáo dục, cụ thể trao quyền và mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho trẻ em gái và phụ nữ thông qua giáo dục STEM.
Tổ Quốc