Hệ thống hạ tầng giao thông tại Long An đã thay đổi như thế nào trong 5 năm qua
Theo thông tin từ Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Long An, hiện tại, ngoài các dự án lớn do Trung ương đầu tư, như Dự án Nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn qua TP. Tân An, Dự án Cao tốc Bến Lức - Long Thành, trên địa bàn tỉnh đang triển khai 11 công trình giao thông mang tính kết nối quan trọng với TP.HCM và khu vực miền Tây...
- 23-08-2017Ai đang là chủ nợ dự án HappyLand 2 tỷ USD ở Long An?
- 15-08-2017Cận cảnh Happyland – siêu dự án 2 tỷ USD hoang vu tại Long An
- 20-06-2017Các nhà đầu tư “rót vốn” vào kinh doanh ở Long An
- 23-12-2016TP.HCM: Vùng đô thị trung tâm được mở rộng đến Long An, Bình Dương và Đồng Nai
Bức tranh giao thông Long An dần được hoàn thiện và đang bước vào thời kỳ hoạt động hiệu quả, đáp ứng một phần nhu cầu trung chuyển hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đầu tư. Tuy nhiên, nếu lấy TP.HCM làm hạt nhân trung tâm, có thể nhận thấy, trong khi kết nối các tuyến theo trục dọc được cải thiện rõ nét, thì các tuyến liên kết trục ngang (liên kết ngoại biên) đang còn tình trạng đứt gãy, thiếu đồng bộ, ảnh hưởng rất lớn đến tính liên hoàn trong lưu thông cấp vùng.
Cũng theo Sở Giao thông - Vận tải Long An, để phát triển công nghiệp, tỉnh đã đề ra Chương trình 09 để huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng, trong đó hạ tầng giao thông được ưu tiên. Tỉnh đã hoàn thành nhiều quy hoạch quan trọng cho giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn tới 2030 như quy hoạch tổng thể phát triển giao thông, quy hoạch hệ thống giao thông đường thủy, cảng thủy nội địa, quy hoạch điểm đấu nối các tuyến quốc lộ N1, N2, 14C…
Nhận thức tầm quan trọng của hạ tầng giao thông và thực trạng nhiều cầu đường còn yếu kém, thiếu kết nối nên tỉnh Long An đã ưu tiên đầu tư khoảng 46% nguồn vốn vào lĩnh vực này.
Long An thừa hưởng giá trị của các dự án hạ tầng lớn kết nối với lõi đô thị lớn nhất nước là TP HCM. Ví dụ dự án mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Tạo thành đường 6 làn xe nối thông với các khu công nghiệp của tỉnh
Xương sống mạng lưới đường bộ tỉnh Long An là các tuyến cao tốc và 4 tuyến quốc lộ. Cụ thể, ngoài tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương đã đưa vào khai thác, Quốc lộ 1A hoàn thành đầu tư mở rộng, thì dự án Quốc lộ N2 cũng đã hoàn thành xây dựng đoạn Đức Hòa – Mỹ An.
Theo quy hoạch, tuyến N2 đóng vai trò trục mới của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với điểm đầu tại huyện Củ Chi (TP.HCM) hướng tuyến đi xuyên qua vùng Đồng Tháp Mười giàu tiềm năng. Hai tuyến quốc lộ còn lại là 50 và 62 từng bước được duy tu, nâng cấp. Với tuyến Quốc lộ N1 đang trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
Tuyến cao tốc thứ 2 nối Long An với các khu vực kinh tế khác trong cả nước đang được đẩy nhanh tốc độ thi công.
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành đang thi công phần thuộc huyện Bến Lức (Long An).
Bên cạnh cao tốc TP.HCM – Trung Lương, còn có 2 tuyến cao tốc khác là Bến Lức – Long Thành (đang được thi công xây dựng) và Bến Lức – Hiệp Phước (đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư). Ngoài các dự án do Trung ương đầu tư, tỉnh Long An cũng dồn sức đầu tư hệ thống hạ tầng tỉnh lộ với mục tiêu liên kết các vùng kinh tế động lực trong tỉnh, như đường Tân Tập – Long Hậu, đường Thủ Thừa – Bình Khánh, đường nối Quốc lộ N1 – Quốc lộ 62 – Kênh 79. Với các dự án có mang tính chất kết nối vùng, Long An cũng thu xếp vốn đầu tư.
Trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều tuyến đường được rót vốn lớn để đầu tư nâng cấp - mở rộng, giúp kết nối thông suốt với TP.HCM và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long
Tuyến ĐT830 đang được đầu tư mở rộng, giúp một số khu dân cư sớm "hồi sinh"
Gần đây, tỉnh đã huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực này theo nhiều hình thức. Có thể kể ra như hình thức nhà đầu tư ứng vốn cho tỉnh để thi công, sau đó tỉnh sẽ hoàn trả vốn ở các dự án xây dựng đường đi qua các khu công nghiệp
Cùng với đó Dự án BOT Nâng cấp, mở rộng ĐT 830 mà tỉnh Long An đang ráo riết triển khai, sẽ gia tăng đáng kể năng lực trung chuyển hàng hóa từ các khu công nghiệp trọng điểm của Long An tới các cảng biển trong vùng Đông Nam Bộ, đồng thời, tăng lưu lượng hàng hóa giao lưu giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với TP.HCM, góp phần “chia lửa” áp lực quá tải cho các tuyến đường cửa ngõ phía Nam trung tâm kinh tế năng động hàng đầu cả nước.
Về tuyến giao thông đường thủy, Sở Giao thông Vận tải Long An cho biết thêm, hiện phương án thiết kế và vốn đầu tư bến phà Cần Giờ - Cần Giuộc đã hoàn tất, đang chờ các cấp thẩm quyền phê duyệt. Tuyến giao thông này sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc kết nối hai địa phương, thúc đẩy kinh tế phát triển trong giai đoạn tới.
Đánh giá được tiềm năng phát triển của địa phương này, hiện nhiều nhà đầu tư lớn đã quyết định rót vốn vào Long An.
Theo đề án Quy hoạch vùng TP HCM thì 3 huyện Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa tỉnh Long An sẽ là đô thị vệ tinh của thành phố. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông và đô thị phát triển mạnh mẽ sẽ là động lực để thị trường bất động sản của tỉnh tăng trưởng bền vững trong tương lai gần.