MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Heo ăn chay" BAF thông báo chi tiết sử dụng tiền từ trái phiếu: Một phụ nữ thu về hơn 1 tỷ đồng mỗi tháng nhờ cho thuê trang trại

10-11-2022 - 11:28 AM | Doanh nghiệp

"Heo ăn chay" BAF thông báo chi tiết sử dụng tiền từ trái phiếu: Một phụ nữ thu về hơn 1 tỷ đồng mỗi tháng nhờ cho thuê trang trại

CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (mã: BAF) cũng công bố kế hoạch dùng tiền sau khi phát hành 600 tỷ trái phiếu riêng lẻ cho IFC.

Tiền huy động từ trái phiếu đã được BAF sử dụng như thế nào?

Theo đó, dư nợ trái phiếu của BAF hiện là 300 tỷ đồng. Công ty cho biết, số tiền đã được sử dụng để thanh toán chi phí mua hàng hóa là 225 tỷ đồng, chi phí thuê trang trại 11,3 tỷ đồng, chi phí phụ gia, nguyên liệu sản xuất cám 3,6 tỷ đồng, chi phí mua thuốc thú y 2,2 tỷ đồng… Tổng số tiền đã sử dụng là hơn 242 tỷ đồng.

Riêng ở khoản chi phí thuê trang trại, thông tin cho biết BAF đã ký hợp đồng thuê trang trại với một số cá nhân và doanh nghiệp và trả hàng trăm triệu mỗi tháng cho mỗi đối tượng.

Trong đó, một cá nhân là bà Mai Thị Thước có 2 hợp đồng cho thuê trang trại, mỗi tháng "lĩnh" hơn 1 tỷ đồng nhờ việc cho thuê.

Trong quý II và quý III/2022, BAF đã trả cho bà Thước tổng cộng hơn 2 tỷ đồng tiền thuê trang trại để thanh toán 2 hợp đồng, gồm 1 hợp đồng cho thuê với giá 455 triệu/tháng và 1 hợp đồng giá 633,6 triệu/tháng.

Dự kiến phát hành riêng lẻ 600 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ

Về phương án phát hành trái phiếu năm 2022, công ty dự kiến phát hành tối đa 600 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ để góp vốn vào đơn vị thành viên.

Đây là trái phiếu chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo và phát hành tại thị trường trong nước. Trong đó, thời gian dự kiến triển khai là trong quý IV/2022 đến quý I/2023.

Trái phiếu có kỳ hạn 7 năm với lãi suất cố định là 5,25%/năm. Nếu tổ chức mua trái phiếu không chuyển đổi, trái chủ sẽ nhận bổ sung thêm 5,25%/năm cho các kỳ tính lãi, nâng lãi suất thực đợt phát hành lên 10,5%/năm.

Số tiền huy động, Công ty dự kiến dùng 280 tỷ đồng góp vốn để tăng vốn điều lệ CTCP Chăn nuôi Công nghệ cao Hải Đăng Tây Ninh từ 120 tỷ đồng lên 400 tỷ đồng; 110 tỷ đồng sẽ góp vốn để tăng vốn điều lệ tại Công ty TNHH Đầu tư Trang trại xanh 2 từ 20 tỷ đồng lên 130 tỷ đồng; và góp lần lượt 70 tỷ đồng vào 3 Công ty là Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Bắc An Khánh, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Đông An Khánh và Công ty TNHH Chăn nuôi Nam An Khánh.

Đơn vị mua trái phiếu là International Finance Corporation – thành viên của Ngân hàng Thế giới (WB).

Heo ăn chay BAF thông báo chi tiết sử dụng tiền từ trái phiếu: Một phụ nữ thu về hơn 1 tỷ đồng mỗi tháng nhờ cho thuê trang trại - Ảnh 1.

Trước đó, chia sẻ về kế hoạch mở rộng mảng chăn nuôi, BAF cho biết đã và đang phát triển thêm các cụm trại chăn nuôi heo, trong đó mỗi năm BAF sẽ đưa vào vận hành mới 5-6 trang trại với quy mô 5.000 heo nái, 30.000 heo thịt. Đồng thời với việc mở rộng nhà mát thức ăn chăn nuôi, nhà máy giết mổ cũng được mở rộng để khép kín chuỗi 3F (feed – farm – food). Riêng Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi BaF Tây Ninh được IFC tư vấn và đồng hành.

Cuối tháng 9/2022, Công ty khởi công 4 cụm trang trại heo công nghệ cạo tại Tây Ninh. Động thái này nằm trong chiến lược xây dựng mạng lưới khoảng 100 trang trại, 200.000 nái, 6.000.000 heo thương phẩm vào năm 2030 và tham vọng trở thành doanh nghiệp xứng tầm với các công ty chăn nuôi FDI. Riêng Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Tây Ninh có tổng diện tích 30.000m2, công suất thiết kế tối đa đạt 200.000 tấn/năm.

Nhuận Hoa

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên