Hestia cho cổ đông vay tiền không lãi suất, bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục
Trong năm 2018, Hestia đã cho một số cổ đông mượn tiền không tính lãi suất với giá trị 19,08 tỷ đồng, với tài sản đảm bảo là cổ phần của cổ đông. Theo kiểm toán AASC, việc ghi nhận này chưa phù hợp với quy định tại điều 26, Nghị định 71/2017/NĐ-CP ngày 6/6/2017 của Chính phủ hướng dẫn về quản trị Công ty áp dụng đối với công ty đại chúng.
- 05-04-2019Thị trường thuận lợi, nhưng không nhiều quỹ “chiến thắng” Index trong quý 1/2019
- 04-04-2019Thành quả sau nhiều năm của Hestia “bay hơi” hoàn toàn sau cú “tất tay” vào một cổ phiếu ngân hàng và tham gia chứng khoán phái sinh
- 15-11-2018Vượt qua hàng loạt quỹ lớn nhỏ, danh mục Passion Investment và Hestia đã tăng trưởng trong 2 tháng qua nhờ đem tiền gửi ngân hàng?
Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018 của Hestia (HAS), công ty ghi nhận khoản lỗ xấp xỉ 46 tỷ đồng, chủ yếu đến từ hoạt động đầu tư cổ phiếu và tham gia thị trường chứng khoán phái sinh.
Việc lỗ lớn trong năm 2018 đã kéo theo khoản lỗ lũy kế của Hestia lên tới 32,5 tỷ đồng, tương đương 41,2% vốn chủ sở hữu. Theo ý kiến của công ty kiểm toán AASC, sự kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Một điểm đáng chú ý nữa trong báo cáo tài chính của Hestia là trong năm 2018, công ty đã cho một số cổ đông mượn tiền không tính lãi suất với giá trị 19,08 tỷ đồng, với tài sản đảm bảo là cổ phần của cổ đông. Theo kiểm toán AASC, việc ghi nhận này chưa phù hợp với quy định tại điều 26, Nghị định 71/2017/NĐ-CP ngày 6/6/2017 của Chính phủ hướng dẫn về quản trị Công ty áp dụng đối với công ty đại chúng.
Các cổ đông mà Hestia cho vay không lãi suất là ông Phạm Thế Hiển (7,4 tỷ đồng), ông Nguyễn Thy Phước (6,9 tỷ đồng), ông Lê Ngọc Tuấn (1,3 tỷ đồng) và các cá nhân khác với tổng số tiền là 3,5 tỷ đồng.
Ý kiến kiểm toán đưa ra
Thành lập từ đầu năm 2014, Hestia là công ty đầu tư chứng khoán do ông Lã Giang Trung làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc và hiện đang giao dịch trên Upcom với mã chứng khoán HSA. Ông Lã Giang Trung cũng là Tổng giám đốc Passion Investment (PIF), công ty "anh em" với Hestia khá nổi danh trên thị trường chứng khoán với chiến lược đầu tư tập trung vào một (vài) cổ phiếu.
Chiến lược đầu tư tập trung đã giúp Hestia và Passion Investment thành công lớn trên thị trường giai đoạn 2016, 2017 với những khoản đầu tư vào MWG, PNJ…Đầu năm 2018, Hestia và Passion Investment đã "tất tay" vào VPB và điều này là nguyên nhân chính dẫn đến performance khá tệ trong năm 2018 do cổ phiếu lao dốc mạnh.
Nửa cuối năm 2018, Hestia đã "cắt lỗ" khoản đầu tư vào VPB và mang phần lớn tiền gửi ngân hàng. Bên cạnh đó, Hestia cũng tham gia thị trường phái sinh nhưng kết quả cũng khá tệ khi tiếp tục lỗ thêm khoảng 4 tỷ đồng.
Cách đây không lâu, Hesita tuyên bố đầu tư chứng khoán theo phương pháp của huyền thoại Warren Buffet với ưu tiên thứ nhất là bảo toàn vốn, ưu tiên thứ hai là duy trì tỷ suất lợi nhuận ổn định. Nhưng rõ ràng, việc "tất tay" vào một cổ phiếu và không có những chiến lược phòng ngừa rủi ro nào trước diễn biến thị trường lại đi ngược hoàn toàn với phương châm của Warren Buffet.
Trí Thức Trẻ