Hết Brexit đến Tổng thống Donald Trump, liệu thế giới có tiếp tục bị sốc với Hà Lan?
Trong thời gian qua, thế giới đã liên tiếp gặp những vụ chấn động lớn trên chính trường khi hết việc Anh muốn rời Liên minh Châu Âu (EU), hay còn gọi Brexit, rồi đến tỷ phú Donald Trump bất ngờ đắc cử tổng thống Mỹ. Hiện các chuyên gia đang phân vân không biết liệu bất ngờ tiếp theo có xảy ra tại Hà Lan hay không.
- 27-02-2017Làm sao chỉ trong 40 năm từ những làng chài nghèo, Quảng Châu, Thâm Quyến... biến thành siêu đô thị lớn nhất thế giới, GDP lớn hơn cả Hà Lan?
- 05-10-2016Ngân hàng Hà Lan thay 5.800 nhân viên bằng máy
Vào ngày 15/3, cử tri Hà Lan sẽ đi bỏ phiếu bầu nghị viện mới trong bối cảnh làn sóng di cư đang tràn vào nước này gây mất ổn định, trong khi cánh cực hữu dân tộc chủ nghĩa đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Mặc dù nhiều nhà đầu tư cảm thấy bình tĩnh trước cuộc bầu cử này nhưng một câu hỏi lại đặt ra là liệu một Dobald Trump có lặp lại ở Hà Lan và tại sao cử tri nơi đây lại ủng hộ cho phe cực hữu?
Về câu hỏi thứ nhất, khả năng chiến thắng của phe cực hữu là không cao khi các cuộc thăm dò cho thấy họ khó lòng nắm được đa số ghế trong nghị viện. Trong khi đó, những đảng phái khác lại không mấy mặn mà với việc liên minh cùng những chính trị gia theo đường lối chủ nghĩa dân tộc.
Tăng trưởng GDP
Điều thú vị nằm ở câu hỏi thứ 2. Có một thực tế khá ngạc nhiên là Thủ tướng Hà Lan đương nhiệm Mark Rutte đã chèo chống nền kinh tế đất nước tăng trưởng khá tốt, nhưng vẫn có một bộ phận cử tri phản đối nhà lãnh đạo này.
Số liệu chính thức cho thấy Hà Lan tăng trưởng 2,1% năm 2016, cao hơn mức 1,6% của Mỹ và cao hơn mức bình quân tại EU.
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định nhu cầu cao tại các thị trường mới nổi cùng đồng Euro mất giá khiến hàng xuất khẩu của Hà Lan được lợi.
Kể từ khi lên năm quyền vào năm 2010, Thủ tướng Rutte đã thực hiện một loạt cải cách kinh tế mạnh tay, bao gồm cắt giảm chi tiêu công nhằm đối phó với tình trạng khủng hoảng năm 2011-2012 của Hà Lan.
Nhờ đó, kinh tế Hà Lan đã liên tục tăng trưởng trong 11 quý vừa qua.
Tỷ lệ thất nghiệp
Dẫu vậy, công cuộc cải cách này khiến tầng lớp người nghèo và lao động bình dân của Hà Lan chịu tác động ghê gớm cũng như khiến nhiều người cảm thấy bất an cho tương lai kinh tế đất nước.
Trong khi đó, hãng Capital Economics nhận định quá trình toàn cầu hóa và làn sóng di cư đang khiến rất nhiều người dân Hà Lan cảm thấy phẫn nộ. Tỷ lệ thất nghiệp có giảm nhưng vẫn ở trên mức năm 2012, trong khi những người gửi tiết kiệm cảm thấy khó chịu với mức lãi suất quá thấp sau vài năm.
Mặc dù khảo sát niềm tin người tiêu dùng trong giới thượng lưu khá tốt nhưng lại vô cùng thấp trong giới người nghèo. Đây là một tín hiệu tương tự trong các cuộc khảo sát đã diễn ra ngay trước Brexit hay sự kiện bầu cử Mỹ năm 2016.
Thời Đại