MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hết lũ lụt đến cháy rừng: Thảm họa tự nhiên có quy mô lịch sử đang xảy ra khắp thế giới

23-07-2021 - 22:33 PM | Sống

Hết lũ lụt đến cháy rừng: Thảm họa tự nhiên có quy mô lịch sử đang xảy ra khắp thế giới

Trung Quốc, Tây Âu trải qua những trận lũ lịch sử, trong khi một số nơi khác hứng chịu những ngày nóng bậc nhất và cháy rừng hàng loạt. Nhân loại dù đã đứng trên đỉnh thế giới nhưng vẫn trở nên mong manh khi thiên nhiên nổi giận.

Trái đất nóng lên, khí hậu biến đổi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng xảy ra nhiều hơn, trên phạm vi toàn Trái đất và mang theo quy mô kỷ lục. Phía Tây nước Mỹ, các vụ cháy rừng đang xảy ra. Trên thực tế thì năm nào họ cũng có cháy rừng, nhưng những năm gần đây đã xuất hiện nhiều vụ cháy nằm ngoài dự đoán.

Ở thời điểm hiện tại, Tây Âu và Trung Quốc đều phải chịu những trận lũ lụt với lượng mưa kỷ lục, như Hà Nam (Trung Quốc) là trận lũ được đánh giá "ngàn năm có một". Số người chết tại châu Âu vì lũ lụt đã lên tới hơn 100 người. Còn trong các khu rừng tại Canada, Mỹ và Nga, nhiều khu vực rộng lớn đang chìm trong biển lửa.

Tất cả đang cho thấy rằng, nhân loại dù đã đứng trên đỉnh thế giới nhưng vẫn dễ tổn thương đến mức nào khi thiên nhiên nổi giận.

Lũ lụt ngàn năm có một ở Trung Quốc

Những cơn mưa dai dẳng với mực nước gần như đạt mốc trung bình năm đã rơi xuống Trịnh Châu (thủ phủ của Hà Nam, Trung Quốc) chỉ trong vài ngày. Nó tạo ra một trận lũ có quy mô lịch sử, khiến ít nhất 16 người tử vong và nhiều trường hợp rơi vào cảnh thương tâm.

Hết lũ lụt đến cháy rừng: Thảm họa tự nhiên có quy mô lịch sử đang xảy ra khắp thế giới - Ảnh 1.
Hết lũ lụt đến cháy rừng: Thảm họa tự nhiên có quy mô lịch sử đang xảy ra khắp thế giới - Ảnh 2.
Hết lũ lụt đến cháy rừng: Thảm họa tự nhiên có quy mô lịch sử đang xảy ra khắp thế giới - Ảnh 3.

Sau những trận mưa giông lớn kéo dài, nhiều hồ chứa ở Trịnh Châu đang gặp nguy hiểm và tình trạng ngập úng nghiêm trọng ở khu vực nội thành đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tuyến đường sắt, đường cao tốc, hàng không và dân dụng. Khoảng 100.000 người đã được sơ tán đến khu vực an toàn và 16 người đã được xác nhận là tử vong.

Lũ lụt kỷ lục, nắng gắt kinh hoàng tại châu Âu

Cũng cách đây vài ngày, khu vực Tây Âu đã phải chịu đựng những cơn mưa lịch sử, khi thiên nhiên trút xuống mặt đất lượng nước của nhiều tháng cộng lại. Đức, Bỉ và Áo đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề, khi lũ lụt cuốn trôi nhà cửa, phá sập nhiều tòa nhà, cầu đường và hệ thống điện nước.

Hết lũ lụt đến cháy rừng: Thảm họa tự nhiên có quy mô lịch sử đang xảy ra khắp thế giới - Ảnh 4.

Tính đến ngày 21/7, số người chết vì lũ lụt ở Tây Âu đã lên tới hơn 200 - nghiêm trọng hơn bất kỳ trận lũ nào khác trong lịch sử của họ.

Còn tại Anh và Ireland, họ phải đối diện với cảnh tượng ngược lại - sốc nhiệt. Cơ quan dự báo thời tiết tại Anh lần đầu tiên trong lịch sử phải đưa ra cảnh báo nhiệt, cho thấy làn sóng ấy là kinh khủng đến mức nào.

Hết lũ lụt đến cháy rừng: Thảm họa tự nhiên có quy mô lịch sử đang xảy ra khắp thế giới - Ảnh 5.

Mỹ đối diện thảm họa cháy rừng

Tiểu bang Oregon của Mỹ đang đối diện với ngọn lửa lớn đến mức có thể quan sát được từ vũ trụ. Ngọn lửa bắt nguồn từ phía nam của tiểu bang này, cũng là đợt cháy rừng lớn nhất kể từ đầu năm nay tại Mỹ. Nó đã thiêu rụi khoảng diện tích rừng lên tới hơn 1 ngàn kilomet vuông.

Canada rực lửa

Gần 300 ngọn lửa đã càn quét khắp tỉnh British Columbia của Canada hôm 21/7. Hiện tại, 5700 người đã phải di tản đến nơi an toàn hơn.

Hết lũ lụt đến cháy rừng: Thảm họa tự nhiên có quy mô lịch sử đang xảy ra khắp thế giới - Ảnh 6.

Các tỉnh như Manitoba, Saskatchewan và Ontario cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thêm vào đó Canada đang trải qua những ngày nóng nhất lịch sử, với những đợt sóng nhiệt khiến cả trăm người tử vong, trong khi các sinh vật biển như ốc, sò, hàu... bị nung chết ngay trong lớp vỏ của chúng.

Và tương tự là Siberia

Những đợt cháy rừng đã khiến 3,7 triệu mẫu đất vùng đông bắc Siberia (Nga) đã bị thiêu rụi. Khói bụi bao trùm nhiều thành phố và thị trấn, khiến nhiều sân bay buộc phải đóng cửa.

Trang The Guardian dẫn lời một cư dân sống trong vùng ảnh hưởng của cháy rừng: "Các nhân viên cứu hộ khẩn cấp và dân làng đã cố gắng chống lại ngọn lửa, nhưng không thể. Họ không thể chặn nó lại được. Mọi thứ chìm trong lửa".

Dĩ nhiên, chẳng thể kết luận rằng mọi hiện tượng cực đoan đều là do biến đổi khí hậu gây ra. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết có những bằng chứng rõ ràng cho thấy biến đổi khí hậu trong dài hạn do những hành động của con người đã khiến các hiện tượng trên diễn ra với tần suất nhiều hơn và nặng nề hơn hẳn.

Nguồn: Business Insider. CBC, CNN

Theo JD

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên